Sống ở trên đời này, như thế nào là “biết đủ”?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Như thế nào là “biết đủ”. Đây là câu hỏi ngắn nhưng rất khó để trả lời.

Từ xưa, ông bà ta đã có câu:“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” ý muốn nói đến sự biết đủ của con người.

Có nhiều bạn nhắn tin đến Blog hỏi tôi rằng: “Con luôn cố gắng trong cuộc sống với mong muốn có một cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, dạo gần đây con thường xuyên rơi vào trạng thái áp lực, stress vì khi đã đạt được rồi thì lại muốn đạt được nhiều hơn nữa.
Con không biết như thế nào là trạng thái biết đủ và liệu mình “biết đủ” thì liệu có rơi vào trạng thái thụt lùi không?

 Khi đọc được câu hỏi này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Thực ra theo tôi, khái niệm “biết đủ” cũng tương đương với khái niệm về “hạnh phúc”. Vì chúng đều là những khái niệm vô cùng trừu tượng, không có đáp án cụ thể như dạng khái niệm mà câu trả lời sẽ tùy biến, khác nhau so với từng người. Vì vậy, khái niệm “đủ” thì muôn hình vạn trạng, vì vậy sẽ chắc có thế áp dụng những cột mốc “đủ” của người khác với chính bản thân mình.

Còn đối với tôi, “đủ” là trạng thái mà ta cảm thấy vui vẻ, hài lòng và thong dong với cuộc sống thực tại. Còn phải có những gì thì mới vui vẻ, thong dong thì lại phụ thuộc vào mỗi hoàn cảnh, mỗi thời điểm cụ thể của từng người.

Có những người cho rằng, chỉ cần có sức khỏe tốt, có đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản là đủ rồi. Nhưng có người lại có đích đến là một cuộc sống xa hoa vật chất với nhiều thú vui xa xỉ. Nhưng có người lại chẳng mong cầu gì cho bản thân mình mà cảm nhận được hạnh phúc đủ đầy nhất khi cho đi và giúp ích được cho người khác.

 Với tôi, thì trạng thái tốt nhất đó chính là trạng thái lúc nào cũng thấy đủ và cũng không khi nào là đủ. Lúc nào cũng biết đủ là trạng thái tối thiểu hóa những nhu cầu cá nhân, sống đơn giản, không mang lên mình những áp lực phải sống xa hoa, chứng tỏ là mình giàu có. 

Có thời gian sống và tiếp xúc với nhiều người Nhật, có một cách sống mà tôi thấy rất phù hợp với bản thân đó là “lối sống tối giản”. Khi tôi đa hóa các vật dụng xung quanh một cách tối giản sao cho đủ dùng, tôi bớt đi được rất nhiều những mối bận tâm không cần thiết. Thay vì mua quá nhiều quần áo với thật nhiều loại kiểu cách khác nhau thì tôi lựa chọn kỹ càng để mua được những món đồ thực sự phù hợp với dáng người, kiểu dáng đơn giản, chất liệu tốt để có thể ứng dụng mặc trong nhiều dịp. Nhờ đó mà mỗi sáng tôi có thể bớt đi rất nhiều thời gian trong việc lựa chọn. Nhờ sống đơn giản mà cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Sống ở trên đời này, như thế nào là "biết đủ"?

“Không khi nào là đủ” đó chính là thái độ trước sự phát triển của bản thân.  Có một câu nói mà tôi thấy rất hay thế này “Bạn chính là những gì bạn nhìn thấy”. Quả thực là như vậy, khi bạn nhìn cuộc sống chỉ thấy những tranh đấu, hơn thua thì có thể trong lòng ta cũng đang đầy lòng đố kỵ. Khi thay đổi cách nhìn, cuộc sống cũng tự nhiên thay đổi theo. Nếu nhìn nhận cuộc sống chỉ toàn những khổ đau thì có thể trong tâm hồn ta đang có đầy những tổn thương.

Có một sự thật là chúng ta sẽ không trưởng thành hơn theo số tuổi mà theo chỉ trưởng thành khi có sự trải nghiệm và liên tục học hỏi. Nếu có một điều tôi không bao giờ cảm thấy hối hận trong cuộc đời này đó chính là “không bao giờ biết đủ” trong SỰ HỌC. Tôi hiểu rằng, thế giới kiến thức này là vô cùng bao la và rộng lớn. Ngay cả trong khía cạnh thấu hiểu bản thân đôi khi mình nghĩ đơn giản vậy nhưng chưa chắc mình cũng đã hiểu mình. Trong quá trình trải nghiệm, tôi nhận ra mình ngày càng hiểu bản thân hơn, biết thực sự điều gì mới là giá trị cốt lõi khiến mình hạnh phúc.

Cuối cùng, điều cốt lõi vẫn là trải nghiệm, sự tự học, tự phản tư để hiểu về chính mình. Giới hạn “đủ” của mỗi người chỉ có chính bản thân mình mới có thể tự trả lời.

Mong rằng chúng ta ai cũng biết đủ và không biết đủ về cảm thấy an yên nhưng vẫn luôn cố gắng để phát triển và tiến về phía trước trong cuộc đời này.

XEM THÊM: Chia sẻ công thức tìm ra đam mê của người Nhật

Có thể bạn cũng quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309