Chia sẻ công thức tìm ra đam mê của người Nhật

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Mấy hôm nay, tôi nhận được khá nhiều inbox tâm sự về chuyện bản thân bị mất đi phương hướng. Hầu hết các bạn rơi vào tình trạng đó đều gặp phải tình trạng không biết bản thân mình thích gì, không biết mình giỏi gì và mình có thể làm gì cho cuộc đời của mình. Tình trạng chung là làm việc một thời gian xong thì thấy cài gì cũng chán. Công việc chỉ đơn giản là đi làm để kiếm tiền tồn tại sự sống, để đạt được cái này, cái kia chứ thực tế không biết thực sự mình  muốn gì.

Để hiểu hơn về đam mê, tôi lấy một công thức của người Nhật mà tôi thấy rất hay thế này. Đó chính là IKIGAI, dịch ra tiếng Việt thì còn gọi là lẽ sống, sống sao cho cuộc đời có mục đích, có ý nghĩa. Để tìm ra lẽ sống cho bản thân, chính bản thân người đó phải hiểu về mình. Đây là công việc không thể trông chờ hay dựa dẫm vào người khác, chỉ có bạn mới hiểu bản thân mình thực sự muốn gì.

Tôi thì nghĩ đơn giản thế này, đam mê không phải tự nhiên mà có, cũng không phải là cứ hời hợt là có thể tìm ra. Để tìm được đam mê, bạn phải thực sự đầu tư thời gian, công sức đề tìm hiểu. Để tìm ra mục đích sống cho bản thân, bạn có thể tự ngồi xuống và tự hỏi mình 4 câu hỏi sau đây. Bạn hãy tìm một chỗ tĩnh lặng một mình, tự hỏi bản thân và suy nghĩ thật thấu đáo. Viết ra những câu trả lời cho từng câu hỏi và tìm ra điểm giao thoa giữa chúng. Đó chính là chìa khóa dẫn đường giúp trả lời những câu hỏi.

  1. Bạn yêu thích điều gì? Tại đây bạn hãy cứ list hết ra. Đừng giới hạn những thứ chỉ trong vòng nghề nghiệp hay công việc. Bất cứ điều gì bạn yêu thích hãy chứ ghi ra hết
  2. Bạn làm gì giỏi nhất? Ai cũng sẽ có những mà bản thân mình làm giỏi. Có những người thì giỏi sáng tạo ra những ý tưởng mới. Có những người lại giỏi giao tiếp, giởi xây dựng các mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy bản thân mình không giỏi gì cả, hãy tự hỏi xem bạn đã làm điều đó đủ lâu, đủ nhiều hay chưa?
  3. Thế giới ngoài kia cần gì ở bạn? Câu hỏi này ngụ ý muốn hỏi rằng bạn sẽ làm được gì cho cộng đồng, cho xã hội hay đất nước này. Mỗi người chúng ta có thể làm được điều gì khiến cho cuộc đời này trở lên tốt đẹp hơn không?
  4. Làm gì để được trả lương? Trong xã hội phát triển như ngày nay thì để duy trì cuộc sống và làm được những điều bạn thích, bạn cần phải tạo ra tiền. Bất kỳ đam mê hay sở thích nào mà không giúp bạn kiếm ra tiền thì chúng cũng sẽ phải dừng lại bất cứ lúc nào vì những áp lực trong cuộc sống. Vì dù sao thì bạn cũng cần phải chi trả cho những nhu cầu thiết yếu thì mới có thể tiếp tục nuôi dưỡng được những đam mê. Đặc biệt, nếu công việc ấy tạo ra thu nhập bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có động lực hơn và cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Sau khi tất  cả các câu trả lời đã được ghi hết xuống. Bạn hãy tìm ra những điểm giao thoa giữa những câu hỏi trên. Câu trả lời không thể ghi ra trong một lúc thì hãy cứ bình tĩnh, từ tốn mà suy nghĩ. Vì đam mê, lẽ sống là cả đời mà, không phải có thể nghĩ một lúc mà có thể ra ngay được. Bạn có thể từ tốn suy nghĩ, nhưng nhất định không được bỏ ngỏ nó đến đâu thì đến, mà cần phải suy nghĩ, phản tư chúng hằng ngày, suy xét lại từng câu hỏi và trả lời một cách trung thực với bản thân.

Mô hình IKIGAI

  • Giao thoa giữa điều bạn thích và điều bạn giỏi chính là PASSION – Đam mê
  • Giao thoa giữa điều bạn thích và điều thế giới cần ở bạn chính là MISSION – sứ mệnh  của bạn.
  • Giao thoa giữa điều thế giới cần ở bạn và điều bạn có thể tạo ra thu nhập từ làm công việc đó là VOCATION – nghề nghiệp
  • Giao thoa giữa thứ bạn giỏi và việc  bạn có thể tạo ra thu nhập là PROFESSION – chuyên môn của bạn.

Cuối cùng, điểm giao thoa giữa đam mê, sứ mệnh, nghề nghiệp của bạn chính là IKIGAI. Không phải ngay từ đầu tôi đã yêu thích công việc là một bác sĩ nha khoa, nhớ hồi còn miệt mài đi học, đi trực, đôi khi tôi  cũng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng tôi đã kiên trì, bền bỉ để tìm ra vì tôi hiểu công việc của mình sẽ mang lại những giá trị tuyệt vời cho những người xung quanh. Mình sẽ không làm giỏi điều gì nếu chưa thực nỗ lực và phấn đấu hết mình, quan trọng là bạn phải vững tin và đừng bỏ cuộc

Ngoài ra, Ikigai không phải là một đích đến mà chính là con đường. Trên con đường ấy cũng đừng áp lực khi bạn chưa tìm được ngay ra công việc mơ ước. Hãy cảm nhận hạnh phúc ngay từ những điều nhỏ nhặt như:

  • Tận hưởng niềm vui từ những kết quả nhỏ

Thay vì đặt mục tiêu quá lớn, bạn hãy chia những mục tiêu đó thành các nấc thang nhỏ và từng bước thực hiện nó. Cảm giác đạt được những kết quả nhỏ trên nấc thang đó sẽ là những cảm giác vô cùng hạnh phúc, là động lực giúp bạn bước đi những nấc thang tiếp theo.

  • Sống trọn vẹn ở khoảnh khắc hiện tại

Đừng bán hiện tại cho tương lai hay quá khứ mà hãy tập trung hoàn toàn vào thực tại, tận hưởng từng giây phút vì mỗi giờ, mỗi giây trôi qua đều không thể lấy lại được.

Nếu có điều kiện, tôi khuyên các bạn trẻ nên dành tiền để mỗi năm có thể đi du lịch ít nhất 1 năm/ lần. Đến 1 vùng đất mới hoặc 1 quốc gia mới sẽ khiến cho bạn có cơ hội mở mang tầm mắt, học hỏi được những điều tốt đẹp từ nơi đó. Nhờ đó mà hiểu hơn về chính mình.

Xem thêm:  Trải nghiệm để hiểu hơn về chính mình

Tôi là một người rất mê du lịch, ngay cả khi vẫn còn là sinh viên trường  Y. Là sinh viên nghèo nhưng tôi vẫn tích góp, tiết kiệm riêng một khoản nho nhỏ để mỗi năm đi du lịch 1 lần. Chưa có nhiều tiền thì đi kiểu du lịch bụi, bình dân. Miễn là mình được trải nghiệm, học hỏi những thứ mới, bước ra khỏi vòng lặp hằng ngày. Đối với các bạn trẻ, tôi nghĩ rằng không có gì quý hơn là trải nghiệm.

  • Sống tối giản, hài hòa và bền vững

Không nên quá để ý, tranh cãi hơn thua với người khác. Thay vào đó, hãy học cách để dung hòa các mối quan hệ. Tập sống nhẹ nhàng, loại bỏ những nhu cầu xa xỉ, không cần thiết để sống một cuộc đời nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn.

Bài viết có lẽ hơi lộn xộn vì tôi viết theo mạch cảm xúc nên tôi mong các bạn thông cảm. Hy vọng các bạn trẻ đủ kiên trì, nỗ lực để tìm ra đam mê của mình và sống hạnh phúc với niềm đam mê ấy.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309