Chuyện Hà Nội tắc đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Hôm nay, nhân vào một hôm Hà Nội tắc đường cũng như bao ngày, tôi đi từ nhà đến phòng khám trên con đường chỉ dài khoảng 8km mà phải đi hết tận hơn 1 tiếng.

Tiếng còi xe inh ỏi, khói bụi mù mịt và những dòng người chen lấn leo lên cả vỉa hè. Người thì vội vã để kịp giờ làm, người thì tất bật trên con đường mưu sinh. Ai cũng muốn đi thật nhanh để thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn này.

Tôi yêu Hà Nội và cũng mê rất nhiều điều của Hà Nội nhưng có một thứ mà dù ở đây bao nhiêu năm, dù ngày nào cũng tham gia giao thông nhưng giao thông ở Việt Nam vẫn là điều khiến tôi ám ảnh.

Tắc đường tại Hà Nội

Chắc hẳn cảm  giác kẹt cứng trên đường, nhích lên từng bước đã trở thành đặc sản tại Hà Nội trong những giờ cao điểm. Thế nên người ta mới hay có câu nói vui là: “Hà Nội không vội được đâu”.

Thực tế là như vậy, bởi nếu có muốn vội thì cũng chẳng được. Kể ra thì tắc đường khó chịu thật đấy.

Nhưng nếu nhìn ra một cách tích cực thì có khi  nó lại rèn cho mình tính kiên nhẫn. Ngay cả trong những hoàn cảnh không thể thay đổi được, bắt buộc con người chúng ta phải kiên nhẫn để chấp nhận.

Nói về giao thông, tôi chợt nhớ lại những ngày làm việc tại Nhật Bản. Điều tôi ấn tượng là giao thông công cộng ở bên Nhật vô cùng phát triển, rất sạch sẽ, đúng giờ. Quốc gia này tập trung rất nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Do đó, tuyến đường giao thông được phân luồng rõ ràng, việc đi lại bằng phương tiện công cộng cũng vô cùng thuận lợi. Họ có rất nhiều sự lựa chọn như: Shinkansen, tàu hỏa, tàu điện ngầm, xe buýt

Và những điều đặc biệt mà tôi ấn tượng với văn hóa giao thông công cộng ở Nhật đó là:

  • Lịch trình của tàu điện ngầm vô cùng đúng giờ theo lịch trình đã được công bố từ trước. Trong những trường hợp hy hữu, bất khả kháng thì nếu tàu bị trễ thời gian quá 5 phút thì nhân viên sẽ phát hành cho khách vé đi muộn. Trên chiếc vé ấy sẽ có đầy đủ thông tin như: ngày tàu chạy, thời gian tàu đến trễ để khách hàng có thể có căn cứ để chứng minh cho lỗi đi muộn tại công ty.
  • Mỗi ga tàu tại Nhật đều luôn có lối đi dành cho người khuyết tật do đó sẽ không ai bị “bỏ lại  phía sau”. Tất cả các con đường trên mọi ga tàu thì đều được sơn màu vàng và có ký hiệu nổi để giúp cho người khiếm thị có thể nhận biết được đâu là con đường dành cho mình.
  • Khi tàu đến trạm, người xuống sẽ lần lượt xuống trước, người lên tảu xếp theo hàng dọc và lên sau theo đúng trật tự
  • Cấm không được hút thuốc, vứt rác và hạn chế cá hoạt động ăn uống, hút thuốc trên tàu để bảo vệ không gian chung, tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Nhờ những quy định về giao thông này mà việc trải nghiệm giao thông tại Nhật Bản diễn ra trôi chảy, hạn chế tối đa tắc đường. Việc thúc đẩy người dẫn sử dụng các phương tiện công cộng trong di chuyển cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho mọi người và toàn bộ quốc gia Nhật Bản như:

  • Bảo vệ môi trường, vì tàu điện ít tạo ra những không khí độc, khói bụi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và chi phí cho toàn bộ quốc gia khi rất nhiều người sử dụng phương tiện công cộng.
  • Tiết kiệm thời gian đáng kể thời gian di chuyển. Nhớ hồi ở bên Nhật, tôi chỉ mất khoảng 15 phút để đi từ Osaka đến Tokyo bằng tàu Shinkansen, trong khi 2 địa điểm này cách nhau tận 51 km.

Hy vọng trong thời gian tới, đường xá giao thông ở Việt Nam sẽ có sự tiến triển tích cực hơn và việc di chuyển của chúng ta  trở lên dễ dàng thuận lợi.

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309