Cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Có một câu nói mà tôi rất tâm thích đó là :” Chúng ta là những gì mà chúng ta ăn”. Nhưng theo nghĩa rộng hơn, ăn ở đây không chỉ là việc nạp vào cơ thể thức ăn mà còn cả là những món ăn tinh thần như những gì mà chúng ta nghe, nhìn hay cảm nhận mỗi ngày.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Dưới góc nhìn của một bác sĩ đã từng trải qua 2 chuyên ngành học là Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ nha khoa, cùng với những kinh nghiệm rút ra từ thói quen sinh hoạt của bản thân. Tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một số những lời khuyên sau đây để giúp bạn có được nhưng gợi ý trong việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bản thân.
Ăn chậm và không ăn quá no
Tôi biết đến một khái niệm ăn trong chánh niệm và bắt đầu thực hành nó trong một vài năm gần đây. Với phương pháp thực tập này, khi ăn người thực hành sẽ tập trung hoàn toàn vào việc nhai và cảm nhận thức ăn trong miệng, cảm nhận hương vị của thức ăn và cảm giác no sau khi ăn.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng ta không nên ăn quá no. Nên duy trì mức độ ăn no ở 80% sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái và tốt cho hệ tiêu hóa.
Nhờ có thực hành ăn trong chánh niệm mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát hành vi ăn uống của mình, tránh những hành vi ăn uống quá mức, thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa cơ thể và thức ăn.
Giữ cho tinh thần thoải mái
Căng thẳng và áp lực là những yếu tố mang lại nhiều tác động tiêu cực trong thế giới hiện đại. Điều này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mà cơ thể trở nên thiếu sức sống, kiệt quệ và mệt mỏi. Nếu tiếp tục, điều này sẽ cứ lặp đi lặp lại như một vòng lặp mang lại những hệ lụy nguy hại cho sức khỏe.
Để giúp cho tinh thần thoải mái hơn, bạn có thể áp dụng thực hiện thiền và yoga, tập trung vào hơi thể và cơ thể. Sống trong hiện tai thay vì cứ để tâm trí mải mê đi truy tìm quá khứ, tương lai. Ngoài ra, cần học cách ưu tiên và phân chia công việc một cách hiệu quả để tối ưu hóa hiệu quả công việc. Nhờ đó mà giảm thiểu được căng thẳng và áp lực.
Cân đối chế độ dinh dưỡng đa dạng
Vì dinh dưỡng thì tôi xin chia ra thành 2 dạng cơ bản là: Năng lượng và vi chất. Như vậy ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu calo để tạo ra năng lượng cho các hoạt động thường ngày thì bạn còn cần chú ý bổ sung thêm nhiều các vi chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể như: vitamin, canxi, kẽm, sắt,… để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Do đó, bạn không nên quá nhiều một loại thực phẩm mà cần ăn đa dạng nhiều nhóm thực phẩm bao gồm: rau của, thịt cá, ngũ cốc nguyên hạt, cá, đậu và các thực phẩm từ sữa,…
Tập thể dục đều đặn
Việc vận động và tập thể dục đều đặn sẽ giúp sản sinh ra serotonin và dopamine một cách tự nhiên, đây là hai chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác hạnh phúc và tinh thần lạc quan. Ngoài ra, hoạt động vận động đều đặn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút và các bệnh lý khác.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Để kiểm soát tốt bệnh tật, bạn nên tuân thủ lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ (ít nhất là 6 tháng/ lần). Nhờ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và xử lý kịp thời.
Trên đây là những những chia sẻ của bác sĩ Thái về việc duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Chúc cho tất cả mọi người một cuộc sống khỏe mạnh, an yên, hạnh phúc!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!