Thun Liên Hàm Là Gì? Phân Loại Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Thun liên hàm là một trong những khí cụ không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha, được làm từ cao su với độ đàn hồi tốt, hỗ trợ kéo các răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dây thun hoặc không. Để biết loại thun này có những loại nào, công dụng ra sao và cần lưu ý gì khi dùng để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn đừng bỏ qua thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là một vòng cao su có độ đàn hồi tốt, được dùng phổ biến trong quá trình niềng răng, hỗ trợ tạo lực kéo ổn định để các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, hạn chế tối đa những sai sót hay tình trạng lệch khớp cắn. Khi sử dụng, loại thun này sẽ được móc trực tiếp lên các móc có sẵn của mác cài hoặc gắn vào minivis tùy từng trường hợp.
Thun kéo liên hàm thường được dùng để cải thiện các vấn đề như: Răng mọc lệch, răng khểnh 1 hoặc 2 bên, răng mọc chếch quá cao so với xương hàm, răng mọc chìa ra trước hoặc sau, khớp cắn hở và khớp cắn đối đầu.

Phân loại thun kéo liên hàm
Thun liên hàm hiện nay được chia thành 3 loại với công dụng khác nhau, cụ thể:
- Thun liên hàm loại 1: Loại thun này được dùng với mục đích đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Khi sử dụng, bác sĩ sẽ mọc thun vào răng nanh và răng hàm thứ nhất hoặc thứ 2 của hàm trên để kéo xuống hàm dưới, căn chỉnh để đảm bảo lực kéo vừa đủ, không gây tổn thương răng và mô mềm trong miệng.
- Thun liên hàm loại 2: Được dùng phổ biến trong trường hợp phải nhổ răng, có khả năng củng cố neo. Bác sĩ sẽ móc thun từ răng hàm dưới đầu tiên đến răng nanh của hàm trên. Ngoài ra, thun liên hàm loại 2 cũng sử dụng nhằm mục đích di chuyển răng cửa hàm trên ra phía sau và hàm dưới ra phía trước để cân đối khớp cắn giữa 2 hàm.
- Thun liên hàm loại 3: Thun liên hàm này được sử dụng cho người có răng hàm dưới bị hở để nâng răng hàm trên và rút lại phần răng hàm dưới giúp khớp cắn 2 hàm đều nhau.
Lưu ý khi sử dụng thun liên hàm
Trong quá trình sử dụng thun liên hàm, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

- Do mỗi sợi thun chỉ kéo được tối đa 12 tiếng nên bạn cần thay thun liên tục từ 2 – 3 lần mỗi ngày để duy trì lực đàn hồi của dây.
- Vệ sinh tay và răng miệng thật sạch trước khi đeo thun, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây bệnh lý nha khoa.
- Khi đeo thun không nên há miệng quá to hay cử động miệng quá mạnh.
- Chú ý tháo vật liệu này trước khi ăn uống và vệ sinh để tránh thun bị đứt, tuột, rơi vào trong bụng gây nguy hiểm.
- Không được tự ý đeo nhiều dây thun cùng lúc vì điều này có thể gây hại cho chân răng.
- Bảo quản thun liên hàm ở vị trí khô ráo, sạch sẽ, không để nơi ẩm mốc, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Trong quá trình đeo thun không ăn các loại thực phẩm quá dai, cứng hoặc quá dẻo vì lúc này bạn cần dùng sức nhai mạnh, dễ khiến thun bật ra khỏi mắc cài.
- Cấu tạo của dây thun này làm bằng cao su tự nhiên, bên trong là lớp bột ngô, vì thế nếu vô tình nuốt phải bạn không nên quá lo lắng, tuy nhiên vẫn cần thận trọng, không để thun đứt hoặc nuốt vào trong bụng quá nhiều.
Một số thắc mắc liên quan về dây thun liên hàm
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến dây thun liên hàm:
Đeo thun kéo răng có đau không?
Trong thời gian đầu khi mới đeo thun liên hàm, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu, ngoài ra, thun hỗ trợ kéo răng nên cũng gây ra tình trạng ê nhức. Tình trạng này thường kéo dài từ 4 – 5 ngày và hoàn toàn biến mất sau đó, vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Trong trường hợp bị đau khi đeo dây thun, bạn chỉ nên chườm lạnh bên ngoài má để giảm đau, tuyệt đối không tự tháo khí cụ để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Dùng thun liên hàm trong bao lâu?
Các bác sĩ khuyến khích người niềng răng nên đeo thun liên hàm ít nhất 20 giờ mỗi ngày, sử dụng cả khi ngủ để đạt được hiệu quả kéo răng tốt nhất. Tùy vào quá trình răng dịch chuyển, độ lệch của các răng trên cung hàm và sai lệch khớp cắn nhiều hay ít mà thời gian đeo thun ở từng khách hàng có sự khác nhau, có thể dùng 1 – 2 tháng hoặc suốt quá trình niềng răng.
Khi nào cần đeo thun kéo răng?
Trên thực tế thời điểm đeo thun kéo răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khớp cắn, tốc độ răng dịch chuyển của từng người. Có người phải đeo dây thun ngay khi vừa niềng răng nhưng một số trường hợp khác lại sử dụng thun sau 4 – 5 tháng chỉnh nha. Sau khi thăm khám và lên kế hoạch niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm gắn khí cụ phù hợp.
Thun liên hàm hỗ trợ rất tốt cho quá trình chỉnh nha, giúp kéo răng về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Mặc dù trong quá trình đeo thun, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng không đáng kể, đặc biệt không gây hại cho răng, mô mềm nếu tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!