Răng Móm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Răng móm là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng với đặc trưng là xương hàm dưới có xu hướng nhô ra quá nhiều so với răng hàm trên. Hiện tượng này được gây ra do nhiều nguyên nhân và có những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu cách xử lý tốt nhất khi bị móm răng.
Răng móm là gì?
Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược – một dạng sai lệch khớp cắn và tương quan răng giữa hai hàm. Hiện tượng này được đặc trưng bởi tình trạng răng và môi hàm dưới chìa ra phía trước nhiều hơn so với răng và môi hàm trên khiến hai hàm không thể sát khít với nhau.
Tình trạng răng móm được chia thành 3 dạng chính:
- Móm do răng: Tình trạng khớp cắn ngược này phổ biến nhất với biểu hiện là khi cắn lại thì hàm dưới nằm ngoài so với răng cửa hàm trên, tuy nhiên xương hàm vẫn phát triển bình thường với kích thước đúng chuẩn.
- Móm do hàm: Khi bị móm do hàm, xương hàm trên kém phát triển bị kéo thụt vào trong hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức, bị nhô ra ngoài. Các răng ở hai hàm trong trường hợp này mọc đúng vị trí, không bị lệch lạc.
- Móm do cả răng và xương: Đây là hiện tượng gặp bất thường với cả xương và răng ở hai hàm khiến tương quan hai hàm mất cân đối.
Răng móm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra tâm lý tự ti trong giao tiếp, nói cười, ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến quá trình ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân răng bị móm
Tình trạng móm răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến hơn 90% người bị móm răng là do di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà từng bị móm hoặc các vấn đề răng miệng bẩm sinh thì còn cháu cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự do yếu tố gen.
- Sai lệch răng và cấu trúc hàm bẩm sinh: Phần lớn những người bị móm răng là do sai lệch răng hoặc cấu trúc hàm bẩm sinh, đặc biệt là tình trạng răng hoặc hàm phát triển quá mức.
- Mất răng: Một trong những nguyên nhân gây móm răng là do mất răng. Tại vị trí răng bị mất không có lực tác động, dẫn đến tiêu xương hàm. Khi đó hàm răng bị xô lệch, không đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
- Thói quen xấu: Những thói quen xấu ở trẻ nhỏ như lưỡi đặt sai vị trí, mút ngón tay, ngậm ti giả đều gây áp lực lên răng. Về lâu dài cấu trúc răng và xương hàm sẽ phát triển sai lệch, gây ra tình trạng móm răng.
Răng móm gây ra tác hại như thế nào?
Răng móm mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, do đó bạn không nên chủ quan:
- Mất thẩm mỹ: Như đã phân tích ở trên, răng móm khiến tương quan hai hàm mất cân đối, răng hoặc xương hàm phát triển bất thường, hàm dưới bị chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên. Nếu cười răng cửa hàm dưới che phủ răng hàm trên nên gương mặt trở nên kém tươi, bị già hơn so với tuổi, người bệnh cũng e ngại khi nói cười.
- Giảm khả năng ăn nhai: Khi khớp cắn hai hàm không sát khít nhau thì khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Răng cửa hàm dưới đưa ra trước nên đa số người bị móm răng không thể dùng răng này để cắn xé thức ăn. Lúc này lựa nhai dồn vào răng sau khiến khớp cắn sai lệch, từ đó các răng trên cung hàm bị suy yếu dần.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Nếu răng ở hai hàm không tiếp xúc đúng cách sẽ bị mài mòn trong quá trình ăn nhai gây ra tổn thương men răng. Hậu quả của tình trạng này là khách hàng gặp nhiều vấn đề răng miệng như viêm tủy, viêm nướu, sâu răng. Thêm vào đó, khi các răng bị lệch lạc, việc vệ sinh hàng ngày trở nên khó khăn, thức ăn và mảng bám dễ tích tụ gây bệnh nha khoa.
- Khó phát âm: Móm răng là một trong những sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm. Trường hợp bị móm răng thường bị nói ngọng, phát âm không chuẩn, không tròn vành rõ chữ.
- Bị rối loạn thái dương hàm: Khi khớp cắn hai hàm không tiếp xúc đúng cách, đồng thời độ lệch hai khớp quá lớn sẽ gây đau mỏi hàm sau một thời gian, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương.
- Thở bằng miệng hoặc ngủ ngáy: Một trong những hệ quả thường gặp ở những người có răng móm là ngủ ngáy, thở bằng miệng. Trong khi ngủ, lưỡi của người bệnh phải thu lại vì diện tích hàm bị kéo hẹp lại, lưỡi gần vòm họng gây ra sự tắc nghẽn, cản trở quá trình hô hấp, dễ ngủ ngáy.
Cách xử lý răng móm hiệu quả nhất
Tình trạng móm răng không thể tự xử lý tại nhà, khi đó bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục phù hợp nhất.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất, được ưu tiên áp dụng với những người bị móm do sai lệch về răng. Kỹ thuật này sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, chun buộc để kéo dịch các răng về đúng vị trí. Nếu niềng răng móm cho trẻ từ sớm sẽ sớm đạt được kết quả như mong đợi, khắc phục hoàn toàn tình trạng sai lệch răng để các răng đều đẹp hơn. Với người lớn khi niềng răng móm sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Ưu điểm:
- Có thể xử lý được cả tình trạng móm răng ở mức độ phức tạp.
- Không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, bảo tồn răng tối đa.
- Niềng răng cho hiệu quả cao, lâu dài và ổn định.
- Có nhiều phương pháp để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, khả năng tài chính như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt.
Nhược điểm:
- Chi phí cao, đặc biệt với phương pháp niềng răng trong suốt.
- Thời gian niềng răng dài, có thể kéo dài 2 – 3 năm.
- Khách hàng gặp khó khăn khi ăn uống, vệ sinh, có cảm giác đau nhức khi đeo khí cụ.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ được áp dụng với trường hợp móm răng nhẹ, răng hàm dưới không bị chìa ra quá nhiều so với răng hàm trên. Phương pháp này yêu cầu phải mài răng thật theo một tỷ lệ nhất định để làm cùi bọc răng giả lên trên. Tỷ lệ mài răng đã được tính toán từ trước để tránh xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng thật, đồng thời đưa các răng sai lệch về đúng vị trí. Quá trình bọc răng sứ được thực hiện trong khoảng 2 – 4 ngày bao gồm thời gian chế tác mão răng giả, sau đó khách hàng sẽ có được hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn.
Ưu điểm:
- Thời gian bọc sứ cho răng được thực hiện nhanh chóng, không phải chờ đợi quá lâu.
- Khách hàng không bị đau nhức, khó chịu nhiều trong quá trình bọc sứ.
- Răng sứ được thiết kế với màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự răng thật, mang đến tính thẩm mỹ cao.
- Quá trình chăm sóc dễ dàng, vệ sinh như răng thật.
- Tuổi thọ răng giả sử dụng được lâu dài, trung bình 8 – 15 năm hoặc lâu hơn.
Nhược điểm:
- Cần mài răng nên sẽ tác động đến cấu trúc răng thật.
- Khi mão răng giả hết thời hạn sử dụng, khách hàng buộc phải làm răng mới để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Răng sứ nếu không được chăm sóc tốt sẽ bị xỉn màu, ố vàng.
Phẫu thuật hàm
Trong trường hợp móm không do răng mà do xương hàm, thường không thể áp dụng biện pháp niềng răng hay bọc răng sứ. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm giúp nắn chỉnh hàm phát triển bất thường để đảm bảo tương quan hai hàm cân đối.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, quá trình phẫu thuật hàm được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro, biến chứng. Bác sĩ tiến hành cắt giảm chiều dài xương hàm để hai hàm trở về đúng vị trí chuẩn.
Ưu điểm:
- Chỉ cần 1 lần phẫu thuật đã đạt được kết quả như mong đợi, khách hàng không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Áp dụng được cho những trường hợp có răng móm nghiêm trọng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Có thể gây đau đớn trong và thời gian đầu sau khi phẫu thuật.
- Nếu thực hiện ở địa chỉ kém uy tín sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể thấy, răng móm gây ra nhiều tác hại xấu, đặc biệt với trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, vì thế cần phải sớm thăm khám và tìm biện pháp xử lý. Tốt nhất bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị răng móm phù hợp, lấy lại hàm răng cân đối cùng nụ cười tự tin.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!