Khâu Niềng Răng Là Gì? Phân Loại, Công Dụng Và Lưu Ý

Khâu niềng răng (band niềng răng) là một dụng cụ hỗ trợ quan trọng trong việc dịch chuyển cách răng về vị trí mong muốn trong cung hàm. Có thể bạn đã từng nghe về dây cung và mắc cài, tuy nhiên band chỉnh nha vẫn còn mới lạ với nhiều người. Để tìm hiểu về khâu niềng răng là gì cùng những phân loại và công dụng chi tiết, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Khâu niềng răng là gì?

Khâu niềng răng hay còn gọi là band niềng răng, là một khí cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng khi bạn sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài. Khâu niềng răng được làm từ kim loại, có hình dáng tròn hoặc vuông và kích thước phù hợp với răng được gắn. Thông thường, band được đặt ở các vị trí của răng hàm lớn số 6 và số 7 để tạo điểm neo, điểm tựa vững chắc cho hệ thống dây cung và mắc cài, từ đó giúp kéo răng về vị trí mong muốn trong cung hàm.

Cấu tạo của một chiếc band niềng răng bao gồm các thành phần sau:

  • Móc (hook) nằm ở phía ngoài, được sử dụng để gắn dây thun hoặc lò xo chắc chắn vào band.
  • Các ống (tube) phía ngoài má được dùng để đựng dây cung.
  • Ống nhỏ (tube) nằm phía trong được sử dụng để gắn các khí cụ chỉnh nha khác.
Khâu niềng răng là một khí cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng
Khâu niềng răng là một khí cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng

Công dụng của gắn band niềng răng

Khâu niềng răng nào một khí cụ có kích thước nhỏ, được chế tác để hỗ trợ trong quá trình niềng răng, các công dụng chính của khâu niềng răng bao gồm:

  • Tạo điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài, giúp đảm bảo rằng việc niềng răng được thực hiện ổn định và hiệu quả.
  • Được sử dụng liên tục trong suốt quá trình niềng răng để duy trì sự ổn định và hiệu quả.
  • Giúp tạo lực lên răng, từ đó giảm thiểu thời gian chỉnh nha đáng kể.
  • Kết nối các khí cụ khác nhau, tăng cường hiệu quả của quá trình niềng răng.
  • Hỗ trợ dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn, tạo ra một khung răng đều đặn và cân đối.

Các loại band niềng răng phổ biến hiện nay

Trong thị trường nha khoa hiện nay, có khá nhiều loại band niềng răng được phân loại theo đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn. Cụ thể như sau:

  • Theo kích cỡ: Khâu niềng răng sẽ được thiết kế theo kích thước của từng loại dòng và của từng đối tượng khách hàng.
  • Theo tiện ích: Bạn có thể chọn loại khâu niềng răng phù hợp với nhu cầu của mình và dựa vào mục đích sử dụng. Bởi vậy, nếu phân loại theo tiện ích, bạn có thể lựa chọn các loại band niềng răng 1 ống, 2 ống, 3 ống, band có mắc cài hoặc móc,…. 
  • Theo hình dáng: Có hai loại không niềng răng được thiết kế theo hình tròn và hình vuông. Để biết được mình phù hợp với loại nào, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được thăm khám và chọn lựa khâu niềng phù hợp với cấu trúc xương hàm của mình.

Mỗi loại không niềng răng sẽ có những ưu, nhược điểm và mức giá riêng, cũng như sử dụng cho từng trường hợp cụ thể. Để chọn được loại band mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa.

Câu hỏi liên quan

Có rất nhiều khách hàng thắc mắc về khâu niềng răng và những vấn đề xoay quanh khí cụ này. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi mà trung tâm nhận được nhiều nhất, cùng khám phá câu trả lời ngay bên dưới đây.

Đặt band niềng răng trong bao lâu?

Khâu niềng răng là một khí cụ quan trọng trong việc tạo điểm neo, điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài và dây cung niềng răng, giúp kéo răng về vị trí mong muốn. Chính vì vậy, khâu niềng răng thường được gắn trong suốt quá trình niềng kể từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất việc chỉnh nha.

Khâu niềng răng sẽ được tháo khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí trong phác đồ điều trị và hàm răng đã đều đẹp, được bác sĩ chỉ định tháo. Trong suốt thời gian đeo band, việc chăm sóc răng miệng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu thời gian niềng răng và tránh các biến chứng không mong muốn.

Thời gian đeo band niềng răng có thể thay đổi dựa vào các yếu tố sau:

  • Độ tuổi khách hàng: Người lớn tuổi thường có xương hàm chắc chắn hơn, điều này có thể làm kéo dài thời gian niềng răng so với trẻ em.
  • Loại band: Nếu loại band mà bạn lựa chọn là hàng cao cấp, chất lượng cao thì thời gian đeo có thể sẽ được rút ngắn.
  • Vị trí răng: Vị trí răng cần điều chỉnh cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian niềng răng. Nếu cần phục hình răng hàm mọc thưa thì thời gian đeo sẽ ngắn hơn rất nhiều so với răng nanh dài, chân răng mọc sâu.
  • Địa chỉ nha khoa thực hiện: Để tiết kiệm tối đa thời gian niềng răng, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm dày dặn để tránh xảy ra các sự cố không mong muốn.

Gắn band niềng răng có đau không?

Gắn band niềng răng CÓ GÂY ĐAU NHỨC NHẸ. Trong quá trình thực hiện, Bác sĩ sẽ gắn chúng trên bề mặt răng giống như khi gắn mắc cài và dây cung. Tình trạng đau nhức này sẽ xảy ra khi bác sĩ tác động trực tiếp lực lên band niềng răng để dịch chuyển răng. Tùy vào tình trạng răng và đổ thưa giữa các răng hàm của mỗi người sẽ có mức độ đau nhức khác nhau. Sau khi kết thúc quá trình này, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc giảm đau để tránh khó chịu khi sinh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng đau nhức chỉ ở mức nhẹ, không quá “kinh khủng” như những lời phóng đại. Qua một thời gian sau, bạn sẽ dần quen với sự xuất hiện của band niềng răng.

Gắn band niềng răng sẽ gây đau nhức nhẹ
Gắn band niềng răng sẽ gây đau nhức nhẹ

Những lưu ý cần biết sau khi gắn band niềng răng

Sau khi gắn band niềng răng, để giảm thiểu tình trạng đau nhức và ê buốt, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách và hợp lý, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Dùng sáp nha khoa: Sử dụng sáp niềng răng nha khoa giúp ngăn chặn việc khí cụ chỉnh nha cọ xát vào miệng, giảm thiểu tình trạng trầy xước và đau rát ở môi và má.
  • Ăn thức ăn mềm: Trong các bữa cơm hàng ngày bạn nên ưu tiên sử dụng thức ăn mềm và dễ nuốt để giảm lực nhai.
  • Súc miệng bằng nước muối: Việc đánh răng hàng ngày vẫn là chưa đủ, bạn nên kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để có thể làm dịu vết loét do cọ xát từ khí cụ chỉnh nha. Ngoài ra, trong nước muối cũng có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm khoang miệng, ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày kết hợp sử dụng tăng nước chỉ nha khoa để làm sạch sâu trong kẽ răng, loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng và rút ngắn thời gian điều trị chỉnh nha.

Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về khâu niềng răng (band niềng răng). Để biết mình phù hợp với loại khâu niềng răng nào, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn tận tình nhận. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
0963.526.780