Răng Mọc Lệch, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Cải Thiện
Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Răng mọc lệch lạc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh và sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Răng mọc lệch là tình trạng gì?
Răng mọc lệch hay còn gọi là sai khớp cắn là tình trạng răng mọc lộn xộn, không thẳng hàng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như kích thước của hàm so với kích thước của răng, cũng như tác động từ các yếu tố bên ngoài như sâu răng, viêm nướu hay chấn thương trước đó,… Tình trạng này sẽ làm mất đi nụ cười tự tin và quan trọng là khả năng ăn nhai của bệnh.
Một số trường hợp răng mọc lệch thường gặp
Tất cả các răng trong hàm đều có nguy cơ mọc lệch và đặc biệt là răng số 8. Ngoài ra, các trường hợp răng mọc lệch dễ bắt gặp khác như răng cửa, răng số 7,…
Răng cửa mọc lệch vào trong
Đây là tình trạng các răng cửa mọc lệch so với cung răng gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt. Một vài kiểu răng cửa mọc lệch thường gặp có thể kể tới như:
- Răng cửa mọc lệch nghiêng: Cách răng cửa có xu hướng không mọc thẳng hàng, mọc nghiêng hoặc ngược nhau so với răng hàm còn lại.
- Răng mọc hình chữ V: Răng của có xu hướng mọc lệch, tiếp xúc nhau và tạo thành góc nhọn hình chữ V.
- Răng cửa mọc lộn xộn: Bạn có thể dễ dàng quan sát phần răng cửa mọc lệch vào trong hay ra ngoài, không đồng đều giữa cả hàm.
Răng khôn mọc lệch gần, lệch xa và lệch má
Răng khôn mọc lệch bắt gặp ở hầu hết các đối tượng. Răng số 8 mọc lệch thường được chỉ định nhổ răng để tránh gây nguy hiểm cho các răng còn lại.
- Răng mọc lệch gần: Khe giữa răng số 8 và răng số 7 dễ bị mắc thức ăn và khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng.
- Răng mọc lệch xa: Răng số 8 mọc ngược lại so với răng số 7, có thể gây ra hiện tượng ê buốt răng khi chân răng số 8 chạm vào răng số 7. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến việc mất 2 răng vĩnh viễn trên hàm do tổn thương và mòn.
- Răng mọc lệch má: Đầu răng số 8 hướng ra má, có thể gây ra tổn thương nướu và nhiệt miệng khi ăn nhai. Việc này không chỉ gây ra đau đớn và không thoải mái mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt.
Một số kiểu mọc lệch của răng số 8:
- Răng mọc lệch gần: Khe giữa răng số 8 và răng số 7 dễ bị mắc thức ăn và khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng.
- Răng mọc lệch xa: Răng số 8 mọc ngược lại so với răng số 7, có thể gây ra hiện tượng ê buốt răng khi chân răng số 8 chạm vào răng số 7. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến việc mất 2 răng vĩnh viễn trên hàm do tổn thương và mòn.
- Răng mọc lệch má: Đầu răng số 8 hướng ra má gây ra đau nhức và có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ của khuôn mặt.
Răng số 7 mọc lệch vào trong hoặc lùi ra ngoài
Ngoài răng số 8, tỷ lệ mọc lệch của răng số 7 cũng rất cao. Một vài kiểu mọc lệch có thể kể đến như mọc ngang góc 90 độ, mọc lệch nghiêng góc nhỏ hơn 45 độ, mọc lùi vào trong, lùi ra ngoài so với răng số 6.
Răng hàm trên mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài
Các răng trong hàm không mọc đúng vị trí, lệch theo nhiều hướng khác nhau. Một vài chiếc răng lệch hẳn ra ngoài khiến việc ăn uống hằng ngày của khách hàng gặp không ít khó khăn. Tình trạng này có thể khiến răng bị đẩy về phía trước gây hô, 2 bên má hóp lại và làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt.
Răng hàm dưới có xu hướng mọc lệch nhiều hơn
Răng hàm dưới sẽ tương tự như hàm trên, có xu hướng mọc lệch, lộn xộn không kiểm soát. Tình trạng này có thể dẫn tới khớp cắn ngược, răng bị móm.
Cũng tương tự như răng hàm trên thì răng hàm dưới dễ mọc lệch, lộn xộn với nhau. Răng hàm dưới mọc lệch thường gây nên hiện tượng răng cắn ngược, hay còn gọi là móm. Khi răng hàm dưới mọc lệch rất khó để ăn nhai chắc chắn. Bên cạnh đó còn khiến nhiều người e ngại, tự ti khi giao tiếp, gặp ảnh hưởng tới tâm lý.
Nguyên nhân khiến răng mọc lệch
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch, bao gồm:
- Răng quá nhỏ hoặc quá lớn so với cung hàm: Khi răng vĩnh viễn mọc quá nhỏ hoặc quá lớn so với kích thước của cung hàm, có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy.
- Thói quen xấu: Những thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi, bú bình hoặc thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và vị trí của răng, gây ra tình trạng răng mọc lệch.
- Chấn thương: Các chấn thương, đặc biệt là trong quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng đến xương hàm và răng, gây ra tình trạng răng mọc lệch.
- Mất răng sữa sớm: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng sự phát triển và vị trí của răng vĩnh viễn. Nếu mất răng sữa quá sớm, có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, kẹt hoặc xoay.
Ảnh hưởng của răng bị mọc lệch
Tình trạng răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt: Răng lệch lạc, mọc không đều có thể làm giảm sự cân xứng của hàm răng, gây mất thẩm mỹ khuôn miệng và khiến bạn cảm thấy e ngại khi giao tiếp. Trường hợp răng lệch do sai khớp cắn sẽ khó có thể khép miệng bình thường, gây thấy thiếu tự tin khi cười nói.
- Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng mọc lệch gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, làm cho hoạt động ăn nhai trở nên không thuận lợi và gây đau khớp thái dương, nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến suy giảm khả năng ăn nhai và tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
- Các bệnh lý răng miệng: Răng mọc lệch làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho sự tích tụ của thức ăn và mảng bám, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác liên quan đến răng miệng.
- Phát âm sai: Răng, môi và lưỡi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát âm. Răng mọc chen chúc, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, gây ra các vấn đề như nói ngọng, nói đớt, và làm giảm tự tin khi giao tiếp.
Giải pháp nào cho răng mọc lệch?
Trong nha khoa hiện nay đang có rất nhiều phương pháp nhằm khắc phục tình trạng răng mọc lệch, điển hình nhất là niềng răng thẩm mỹ và bọc răng sứ.
Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng thẩm mỹ là một phương pháp phổ biến để điều chỉnh vị trí răng tự nhiên và cải thiện thẩm mỹ của hàm răng. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này, khách hàng cần kiên nhẫn bởi việc di chuyển răng sẽ cần thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn. Thời gian trung bình cần cho quá trình niềng răng thẩm mỹ có thể kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm, tùy thuộc vào độ phức tạp của trường hợp cụ thể.
Mặc dù niềng răng thẩm mỹ không xâm lấn, không gây hại nhiều đến mô và xương hàm, nhưng việc lựa chọn phương pháp này cần được sự tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp răng cửa mọc lệch, bác sĩ sẽ đánh giá trực tiếp để lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp, có thể kết hợp với việc nhổ bớt răng hoặc mài răng nếu cần thiết. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng cửa quá to, quá dài hoặc quá thô, niềng răng thẩm mỹ có thể không mang lại hiệu quả mong muốn.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là một phương án hiệu quả dành cho các trường hợp răng cửa mọc lệch ra ngoài, răng cửa mọc lệch vào trong, răng cửa thô, quá to hoặc quá dài,… không thể niềng răng hoặc bạn muốn thấy luôn kết quả thì bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu hơn cả.
Bọc răng sứ sẽ giúp khách hàng rút ngắn được thời gian điều trị và không yêu cầu phải nhổ răng. Tuy nhiên khi thực hiện, bác sĩ sẽ cần mài phần răng bên ngoài, chỉ giữ lại cùi răng. Vậy nên nếu không được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ có thể gây ảnh hưởng tới răng thật và tổn thương tủy răng, giảm tuổi thọ.
Trên đây là nguyên nhân, các trường hợp răng mọc lệch và cách để khắc phục. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về tình trạng răng mọc lệch. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với trung tâm để được giải đáp cụ thể hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!