Răng Khểnh Có Ảnh Hưởng Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Răng khểnh (răng nanh mọc lệch) có thể là răng duyên giúp nhiều người trở nên xinh xắn, duyên dáng hơn, tuy nhiên cũng có trường hợp bị mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai và mắc bệnh lý nha khoa khi mọc răng này. Để xử lý, bác sĩ thường chỉ định niềng răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng tùy từng trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những vấn đề liên quan đến răng nanh mọc lệch.

Răng khểnh là răng gì?

Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 – 10 độ. Răng khểnh nằm ở vị trí thứ 3 thuộc nhóm răng nanh, cạnh răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4. Răng khểnh thường xuất hiện ở độ tuổi thay răng sữa, khoảng 10 – 12 tuổi với số lượng từ 1 – 2 cái tùy độ lệch lạc của mầm răng. 

Dấu hiệu răng mọc lệch như sau:

  • Khoảng cách răng cửa và răng hàm quá hẹp, răng nanh khi mọc lên không đủ chỗ trống.
  • Răng nanh vĩnh viễn đã nhú mầm lên nhưng răng sữa vẫn chưa lung lay.
  • Khung hàm bị hẹp so với bình thường dẫn đến răng nanh phát triển kém. 
Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 - 10 độ
Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 – 10 độ

Răng khểnh được đánh giá là đẹp nếu mọc cân đối, kích thước vừa phải, không quá nhọn, không bị nhô cao quá so với khuôn miệng, từ đó gương mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn. Về bản chất, răng khểnh là một dạng sai lệch của răng, răng mọc lệch, lộn xộn, vì thế có thể được xem là xấu, gây mất thẩm mỹ khi có những đặc điểm như:

  • Mọc chìa ra ngoài quá nhiều hoặc quá nhọn, kích thước quá to.
  • Răng khểnh khiến hai hàm răng mất cân đối, khớp cắn bị lệch gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ gây bệnh lý răng miệng.
  • Màu sắc răng bị vàng, không trắng như bình thường.

Nguyên nhân mọc răng khểnh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây mọc răng khểnh, trong đó phổ biến nhất là di truyền, thói quen xấu từ nhỏ và do răng mọc không đúng vị trí.

  • Di truyền: Bố mẹ hoặc ông bà nếu có răng khểnh sẽ di truyền gen sang con cháu, khi đó thế hệ sau có khả năng cao cũng mọc răng khểnh hoặc gặp một số vấn đề răng miệng khác. 
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Trẻ nhỏ có thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi, ngậm ti giả thường xuyên có thể tác động đến răng, gây áp lực lên răng và dễ mọc răng khểnh về sau.
  • Răng mọc không đúng vị trí: Chúng ta thường thay răng sữa ở độ tuổi 10 – 12, lúc này răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên nhưng răng sữa chưa được thay sẽ khiến các răng chen chúc, mọc lệch. 
Nghiến răng nhiều có thể khiến răng lệch lạc
Nghiến răng nhiều có thể khiến răng lệch lạc

Mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì?

Nhiều người cho rằng răng khểnh là răng duyên, tạo nên nụ cười rạng rỡ, duyên dáng. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài vấn đề về thẩm mỹ thì răng khểnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hoặc sức khỏe răng miệng. 

  • Khó ăn nhai: Vị trí mọc răng khểnh thường là rang nanh. Nếu răng nanh mọc lệch sẽ gây khó khăn cho quá trình ăn nhai, cắn xé thức ăn và làm giảm lực nhai của hàm răng.
  • Dễ mắc bệnh nha khoa: Răng khểnh dù mọc chen giữa hai răng hoặc mọc lệch lên phía trên đều tạo khoảng trống với các răng kế cạnh. Đây là điều kiện tốt để thực ăn bám dính, mảng bám tích tụ và làm xuất hiện vi khuẩn tấn công. Trong khi đó quá trình vệ sinh cũng gặp khó khăn dẫn đến khả năng mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, hôi miệng,…
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Răng mọc lệch gây cộm vướng, nhiều người không thể khép miệng như bình thường, đồng thời khi có khe hở giữa các răng cũng gây ra tình trạng phát âm sai, không tròn vành rõ chữ.

Phương pháp xử lý răng khểnh

Trong trường hợp răng khểnh xấu, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng cần phải xử lý ngay, tránh hệ lụy về sau. Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng hiện tại, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng hoặc bọc răng sứ. 

Niềng răng

Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh. Khách hàng sẽ được đeo khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung, khóa tự động, chun buộc hoặc khay niềng trong suốt để nắn chỉnh và đưa các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật niềng răng phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của từng khách hàng như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng bằng mắc cài tự buộc, niềng răng bằng mắc cài mặt trong, niềng răng trong suốt.

Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh
Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh

Ưu điểm:

  • Cho hiệu quả cao, khắc phục hoàn toàn tình trạng răng khấp khểnh, mang đến hàm răng đều đẹp.
  • Khách hàng có thể ăn nhai tốt, hạn chế vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Không xâm lấn đến mô mềm, cấu trúc răng thật, bảo tồn răng tối đa.
  • Khắc phục được vấn đề phát âm, nhất là với trẻ em. 

Nhược điểm: 

  • Chỉ áp dụng với trường hợp răng khấp khểnh do răng, không phải do xương hàm.
  • Thời gian niềng răng dài, phải mất từ 2 – 3 năm mới đạt được kết quả như mong đợi.
  • Khách hàng có thể bị đau nhức, khó chịu khi đeo khí cụ chỉnh nha hoặc mỗi lần siết răng.
  • Quá trình niềng răng mắc cài gây khó khăn cho khách hàng khi vệ sinh răng miệng, thức ăn dễ mắc vào tăng nguy cơ bị bệnh nha khoa.
  • Niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng kim loại. 

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ có thể được áp dụng cho người có răng khểnh nếu khách hàng không muốn niềng răng. Quá trình bọc sứ răng khểnh tương tự như khi thực hiện với các răng khác, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật theo một tỷ lệ đã được tính toán từ trước, sau đó thiết kế mão răng giả có kích thước, hình dáng, màu sắc đạt chuẩn và bọc ra ngoài cùi răng thật. Bọc răng sứ sẽ giúp xử lý tình trạng răng lệch lạc, giúp hàm răng cân đối hơn.

Ưu điểm:

  • Cho kết quả nhanh chóng, chỉ mất từ 3 – 4 ngày khách hàng đã khắc phục được tình trạng răng mọc lệch.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, khách hàng có được hàm răng đều đẹp, trắng sáng tự nhiên.
  • Quá trình thực hiện không gây đau đớn, không cần thời gian nghỉ dưỡng, có thể sinh hoạt bình thường ngay sau đó.
  • Khôi phục được khả năng ăn nhai như bình thường cho khách hàng.
  • Răng giả sử dụng được lâu dài, có thể lên đến hơn 20 năm tùy từng trường hợp.

Nhược điểm:

  • Cần mài răng thật làm cùi nên sẽ xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
  • Nếu không chăm sóc tốt, răng sứ bị ố vàng, giảm tuổi thọ.
  • Sau thời gian sử dụng, khách hàng cần loại bỏ mão răng cũ và thay bằng răng mới.
  • Không áp dụng được cho những trường hợp có răng quá nhạy cảm, răng nứt vỡ, bị lệch lạc quá nhiều hoặc răng lung lay.
Bọc răng sứ sử dụng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật
Bọc răng sứ sử dụng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật

Có nên nhổ răng khểnh không?

Nhiều người thắc mắc có nên nhổ răng khểnh không. Như đã nói, răng khểnh có thể được xem như chiếc răng duyên giúp nhiều người xinh xắn hơn, tuy nhiên về bản chất chiếc răng này làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm giảm khả năng ăn nhai. Vì lý do này, nhiều người cân nhắc nhổ răng khểnh.

Thực tế có nên nhổ răng nanh khấp khểnh không sẽ phụ thuộc vào tình trạng và hình thái của răng. Bác sĩ khuyên một số trường hợp dưới đây nên nhổ răng khểnh:

  • Răng ngoài ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ còn có khả năng gây ra bệnh nha khoa nghiêm trọng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy. Nếu không sớm xử lý thì các răng khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng, thậm chí gây hại cho cả hàm răng.
  • Răng khểnh mọc chồi, mọc lệch ra ngoài quá nhiều hoặc có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ tạo sự chênh lệch nhiều với các răng xung quanh.
  • Răng nanh mọc lệch gây cản trở nhiều đến quá trình ăn uống.

Thực tế để khẳng định có nên nhổ bỏ răng khểnh không cần bác sĩ thăm khám, chụp phim kỹ lưỡng mới có thể đưa ra kết quả đúng chuẩn. 

Răng khểnh có thể tăng sự duyên dáng cho gương mặt hoặc gây ra một số tác hại. Vì thế trong trường hợp chiếc răng này làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai hoặc gây bệnh răng miệng, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và hướng dẫn cách xử lý phù hợp, từ đó đảm bảo răng miệng khỏe mạnh. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Messenger zalo
0963.526.780