Khớp Cắn Ngược Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Tình trạng khớp cắn ngược là tình trạng không quá hiếm mà rất nhiều người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và làm trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn tới nhiều diễn biến xấu hơn. Vậy tình trạng khớp cắn ngược là gì? Có những biện pháp khắc phục nào cho tình trạng này? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn được gọi là tình trạng răng móm, mặt lưỡi cày là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như yếu tố di truyền hay do các thói quen xấu từ khi còn nhỏ như mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng, ti giả, răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên, xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển quá mạnh.

Tình trạng khớp cắn ngược được chia thành 2 dạng phổ biến như:

  • Khớp cắn ngược do răng: Tình trạng này xảy ra khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng dưới hay các bé có thói quen trượt hàm. Bạn có thể nhận biết khớp cắn ngược do răng khi nhóm răng cửa hàm dưới chìa ra bên ngoài quá nhiều, bao lấy hàm trên. Bạn cần sớm nhận biết tình trạng này để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng tới xương hàm.
  • Khớp cắn ngược do xương: Đây là tình trạng xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới quá phát triển hoặc do cả hai nguyên nhân trên. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xuất phát do xương gây dị tật khe hở vòm miệng… Điều này khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Khớp cắn ngược là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường
Khớp cắn ngược là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường

Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng như thế nào? 

Với những người gặp tình trạng khớp cắn ngược có thể dễ dàng quan sát ngay khi nhìn tổng thể khuôn mặt đã có sự sai lệch. Ngoài ra, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn do sự chênh lệch giữa hai hàm. Dưới đây là chi tiết những ảnh hưởng của tình trạng khớp cắn ngược gây nên:

  • Mất tự tin khi giao tiếp: Tình trạng khớp cắn ngược không những làm phá vỡ cấu trúc hàm mà còn làm nụ cười mất đi sự duyên dáng, tự nhiên. Việc này sẽ khiến nhiều người bị tự ti, ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng tới công việc hằng ngày, nhất là với những ai thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng.
  • Khó phát âm, nói ngọng: Việc phát âm của bạn cũng gặp không ít khó khăn khi bị khớp cắn ngược. Bạn có thể sẽ bị nói ngọng, không rõ chữ, ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ và nhất là việc giao tiếp hằng ngày.
  • Giảm khả năng nhai: Khả năng ăn nhai của người bị khớp cắn ngược sẽ không được như bình thường do 2 hàm sẽ có độ chênh lệch nhau, gây chán ăn cho người bệnh.
  • Đau răng và khớp thái dương hàm: Tình trạng này sẽ khiến áp lực khớp hàm gia tăng, dẫn tới rối loạn và đau mỏi khớp thái dương hàm, nguy cơ bào mòn, lung lay và gãy rụng răng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng của nhiều người sẽ gặp khó khăn, thức ăn sẽ dễ mắc phải trong kẽ răng khiến vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Sau một thời gian sẽ khiến bạn gặp phải các bệnh lý răng miệng như đau răng, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Tình trạng khớp cắn ngược xảy ra là do đâu? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây:

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền tác động rất lớn tới cấu trúc, sự phát triển xương hàm, thứ tự răng mọc. Trẻ thường sẽ có gen di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà, gặp giống các đặc điểm sai lệch như hàm trên ngắn hơn, móm xương, hàm dưới phát triển nhanh,.… Ngoài ra, một vài các hội chứng có tính chất di truyền khác có thể kể đến như: Hội chứng Rabson-Mendenhall, Treacher Collin, Binder nghiêm trọng, to đầu chi,…

Yếu tố môi trường

Môi trường cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới tình trạng khớp cắn ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng, đường thở của trẻ bị tắc nghẽn do viêm VA hay bệnh đường hô hấp, trẻ thở mũi khó khăn chuyển qua thở miệng nhiều khiến xương hàm trên kém phát triển. Ngoài ra, nếu vị trí lưỡi của trẻ đặt không đúng, tật đẩy lưỡi ra phía trước cũng là những yếu tố khiến xương hàm dưới phát triển hơn xương hàm trên.

Do chấn thương

Nếu trước đó đã gặp tình trạng chấn thương xương hàm nhưng không được chữa trị, phẫu thuật kịp thời lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng khớp cắn ngược.

Nếu chấn thương k được khắc phục sẽ có thể dẫn tới khớp cắn ngược
Nếu chấn thương k được khắc phục sẽ có thể dẫn tới khớp cắn ngược

Cách điều trị cắn ngược cho người bệnh

Khớp cắn ngược gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống rằng hằng. Chính vì vậy cách điều trị cắn ngược là gì cũng là vấn đề được ngược bệnh vô cùng quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng cắn ngược xảy ra, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khác nhau. Dưới đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến.

Nhổ răng 

Nhổ răng là một phương pháp thường được áp dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Răng được nhổ đúng thời điểm sẽ giúp cho các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ thẳng hàng và đúng cấu trúc. Đối với người lớn, việc nhổ răng sẽ không phải là một lựa chọn phù hợp, sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng toàn hàm.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp có thể áp dụng cho tình trạng khớp cắn ngược ở nhiều mức độ khác nhau. Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn. Răng sẽ bị lực tác động từ các khi cụ này siết chặt, nắn chỉnh mà không gây ảnh hưởng tới men và mô răng. Sau một thời gian nhất định, răng sẽ trở lại đúng vị trí, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Thời gian niềng răng sẽ giao động trong khoảng từ 18 tháng cho đến khoảng 3 năm tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.

Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn
Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn

Phẫu thuật

Nếu tình trạng khớp cắn ngược là do xương, xảy ra ở người lớn tuổi hay tình trạng đang mở mức độ nặng thì việc phẫu thuật là không thể tránh khỏi. Việc phẫu thuật sẽ giúp xương hàm trên và dưới đều nhau, tổng thể sẽ trở nên hài hòa hơn, làm thay đổi hình dạng và thẩm mỹ của khuôn mặt. Thời gian phẫu thuật dành cho mỗi ca sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể dao động từ 10 – 12 tuần.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng khớp cắn ngược. Hơn hết, bạn cần khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày cũng như cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Messenger zalo
0963.526.780