Răng khôn – Tưởng đơn giản nhưng không thể chủ quan
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental
Một vị khách gọi điện liên tục cho tôi vào ngày Mùng 1 Tết. Mặc dù tôi dự định là dịp Tết sẽ gác hết lại công việc để tận hưởng khoảng không gian bên gia đình nhưng đối với những trường hợp cấp thế này, tôi vẫn dành thời gian để đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cách xử lý một cách kịp thời.
Tuy nhiên, vào thời gian này nha khoa đóng của Nghỉ Tết nên vấn đề không được xử lý ngay, tôi chỉ có thể hướng dẫn các cách để bạn ấy có thể giảm đau và giảm viêm tạm thời thôi.
Vào ngày 29 Tết, bạn ấy sau khi thu xếp, sắm sửa để dọn dẹp nhà cửa và uống 1 cốc cà phê với một vài viên đá thì răng bỗng đau nhức. Chiếc răng cuối cùng bên phải của hàm dưới đã bị sâu gần hết biến dạng, ở giữa có một cái lỗ rất lớn.
Biết là răng bị sâu nhưng bao nhiêu năm vẫn chung sống hòa bình với nó, trong khi ăn thì thức ăn có mắc vào nhưng cũng không phải là vấn đề lớn.
Đến đêm hôm đó, trước khi đi ngủ răng của anh đau một cách khủng khiếp đến mức không thể chịu đựng nổi. Anh so sánh cơn đau như một chiếc tơ-vít khoan mạnh trực tiếp vào xương xong rồi lại nhanh chóng rút ra, mỗi cơn đau như vậy sẽ cách nhau khoảng vài giây sau đó cứ kéo dài liện tục như vậy.
Không thể tiếp tục nằm, anh ngồi dậy thu lu dưới chân giường, mồ hôi đầm đìa dù thời tiết lạnh và nước mắt cứ trào ra vì những cơn đau dữ dội.
Ông bà ta xưa đã có câu: “Nhất đau mắt, nhì đau răng” nên ai đã từng trải qua những cơn đau răng dữ dội thì đều biết nó kinh khủng đến mức nào. Tôi có bảo anh uống thuốc giảm đau, uống sau có cảm thấy nhẹ nhõm nhưng sau đó một thời gian lại nhanh chóng quay lại.
Và trên thực tế thì không thể uống quá nhiều thuốc giảm đau, điều này cũng rất nguy hiểm. Anh cũng thử nhiều cách như: súc miệng nước muối, ngậm tỏi và gừng,…nhưng cơn đau cũng không thuyên giảm.
Anh phải chịu cơn đau khủng khiếp cho đến khi ngày m3, tôi phải phá lệ mở hẹn anh ấy đến nha khoa để thăm khám mặc dù nha khoa chưa mở cửa lại sau Tết.
Sau khi chụp X-quang thì tôi thấy anh có 4 chiếc răng khôn, cả 4 chiếc đều mọc ngầm và nằm ngang cộng với tình trạng chiếc răng số 7 bị sâu nặng vào tủy. Răng số 8 hàm dưới bên trái đâm vào răng số 7. Vì vậy mà dẫn đến đau. Cả 4 chiếc răng số 8 được chỉ định nhổ bỏ và chiếc răng số 7 cần được điều trị tủy.
Trong buổi hôm đó, chiếc răng đầu tiên đã được nhổ. Tuy nhiên, răng khá khó nên thời gian nhổ kéo dài gần 1 tiếng. Nhưng có sự kết hợp của máy Piezotome nên việc lấy chân răng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Vì vậy, cái giá phải trả cho việc chủ quan với chiếc răng khôn có thể là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Cái Tết năm đó của anh bạn này coi như bỏ vì có ăn uống, cảm nhận được gì ngoài cơn đau đâu.
Độ tuổi đẹp nhất để nhổ răng khôn là từ 18 đến 30 tuổi. Bởi vì sau 40 tuổi thì các chức năng của cơ thể đã bắt đầu suy giảm nên tốc độ lành thương sẽ chậm hơn. Do đó, bạn nên thăm khám răng miệng và chụp X-quang để xem răng tình hình răng khôn phát triển như thế nào.
Sau khi nhổ răng khôn về nhà cũng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chườm đá: Để giảm đau ở nhà, hãy chuẩn bị đá tủ lạnh, dùng khăn bọc lại, rồi chườm lên mặt bên chỗ răng vừa nhổ. Mỗi lần nhớ đừng chườm lâu, nếu không mặt sẽ tê cóng, theo nguyên tắc chườm 5 phút, nghỉ 5 phút hoặc thấy đau thì chườm lại.
- Uống thuốc: Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng, có thể uống thuốc giảm phù nề trong 5 ngày, uống thuốc giảm đau.
- Giữ vệ sinh vùng răng miệng: Đánh răng và súc miệng là rất quan trọng, để phòng nhiễm trùng, nhưng chỉ đánh răng sau 24 giờ, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trong 24 giờ thực hiện súc miệng nước muối nhưng chú ý không súc miệng trong vòng 2 giờ đầu.
Ăn thức ăn mềm – không mút – không ngậm: Không ăn trong 2 giờ đầu. Không ăn các thức ăn phải nhai, thường là ăn cháo, hoặc ăn mì. Tương tự như vậy, không nên hút, khạc nhổ, không nói to và hạn chế nói chuyện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!