Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Không, Khi Nào Bắt Buộc?
"Chào bác sĩ. Tôi đang gặp tình trạng răng mọc lệch và có ý định thực hiện niềng răng mắc cài sứ. Qua tìm hiểu thấy khi niềng răng, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng nhằm tăng hiệu quả niềng. Vậy với trường hợp của tôi, niềng răng có phải nhổ răng không thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ!"

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental
Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Thái Nguyễn rất vui vì bạn quan tâm đến dịch vụ này và được bạn tin tưởng để chia sẻ những thắc mắc của mình. Vấn đề của bạn sẽ được tôi giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây:
Niềng răng có phải nhổ răng không?
Không phải 100% các trường hợp niềng răng bắt buộc phải nhổ răng. Trong trường hợp các răng quá sát khít nhau, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ một số răng để tạo khoảng trống, giúp các răng khác dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí, đồng thời tránh được tình trạng xô lệch răng gây cản trở đến kết quả và thời gian tháo niềng.
Đặc biệt ở đối tượng trên 18 tuổi bị hô, móm, khấp khểnh nặng, nhổ răng là việc làm cần thiết. Bởi vì lúc này xương hàm và răng đã phát triển cố định, việc dịch chuyển răng gặp khó khăn do không đủ khoảng trống. Ngược lại nếu niềng răng ở độ tuổi dưới 16 tuổi gần như không phải nhổ răng.
Thực tế niềng răng có phải nhổ răng không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người. Do đó cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra kết luận cho vấn đề này.
Niềng răng phải nhổ răng gì?
Trong trường hợp bắt buộc nhổ răng, mỗi ca niềng răng có thể phải nhổ từ 2 – 8 răng. Đặc biệt các răng số 4, số 5, số 8 được chỉ định nhổ bỏ nhiều nhất.
- Nhổ răng số 4: Thuộc nhóm răng hàm nhỏ, đảm nhận chức năng không quá quan trọng nên có thể loại bỏ khi niềng.
- Nhổ răng số 5: Nhổ bỏ răng số 5 không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ của gương mặt.
- Nhổ răng số 8: Thường khiến các răng xung quanh xô lệch, gây đau đớn nên cần nhổ bỏ khi chỉnh nha.
Trường hợp cần nhổ răng khi niềng
Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng phổ biến nhất là:
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc: Việc nhổ bớt một vài răng giúp tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển dễ dàng và đều hơn trên cung hàm.
- Răng hô, móm: Bác sĩ thường chỉ định nhổ 2 – 4 răng để lấy khoảng trống kéo răng.
- Răng quá nhiều: Nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển.
- Lệch khớp cắn: Được chỉ định nhổ bỏ 1 – 2 răng để duy trì khớp cắn chuẩn sau niềng.
Có cần nhổ răng khôn khi niềng răng không?
Thông thường có 3 trường hợp bác sĩ yêu cầu nhổ răng khôn:
- Răng khôn mọc nghiêng, đâm ngang răng số 7 cần loại bỏ để tránh đẩy hàm về phía trước làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
- Răng khôn bị sâu nặng, có khả năng cao lây bệnh sang răng kế cạnh, buộc phải nhổ bỏ.
- Nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển về đúng vị trí.
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
Bác sĩ thường không khuyến khích giữ lại răng khểnh vì trong quá trình chỉnh nha sẽ nắn chỉnh toàn bộ các răng lệch lạc. Tuy nhiên có phải nhổ răng khểnh để niềng không còn cần xem xét dựa vào cấu trúc hàm, mức độ sai lệch răng.
Một số trường hợp niềng răng phải nhổ răng khểnh là:
- Hàm thiếu khoảng trống để răng dịch chuyển.
- Răng khấp khểnh, chen chúc quá nhiều.

Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?
Trong một số trường hợp, niềng răng không nhổ răng có thể cho hiệu quả tốt, cải thiện cả về ngoại hình và chức năng cho khách hàng. Tuy nhiên ở những đối tượng phức tạp, bắt buộc phải nhổ răng để đủ không gian cho việc nắn chỉnh răng.
Tính hiệu quả của việc niềng răng không nhổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng răng miệng.
- Mức độ sai lệch, khấp khểnh răng.
- Tuổi tác.
- Kỹ thuật điều trị.
Những trường hợp không cần nhổ răng khi niềng mà vẫn cho hiệu quả tốt là:
- Trẻ em.
- Người bị thiếu răng.
- Khách hàng có vòm hàm rộng.
- Răng thưa.
Thắc mắc liên quan
Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng khi niềng thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay chức năng ăn nhai: Bạn có thể yên tâm trong quá trình nhổ răng để niềng vì:
- Bác sĩ kiểm tra, tính toán kỹ trước khi chỉ định nhổ bỏ răng.
- Các răng cần nhổ thường không giữ chức năng ăn nhai quan trọng.
- Sau niềng răng, các khoảng trống được kéo khít, răng đều và khớp cắn chuẩn hơn.
- Quá trình nhổ răng có sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, hạn chế đau đớn.
Nhổ răng khi niềng có đau không?
Về bản chất nhổ răng là cuộc tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không xâm lấn nhiều đến vùng nướu, được tiêm thuốc tê. Vì thế nhổ răng khi niềng rất ít đau nhức, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, máy móc thiết bị tiên tiến sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thông thường nhổ răng chỉ gây đau nhẹ trong 3 – 5 ngày đầu, sau đó cơn đau dần thuyên giảm và khách hàng có thể ăn uống bình thường.
Nhổ răng xong có niềng luôn được không?
Nhổ răng xong không thể niềng luôn được. Khách hàng cần phải chờ từ 1 – 2 tuần để các mô mềm xung quanh răng và xương ổ dần ổn định.
Tuỳ vào cơ địa, thể trạng, sức khỏe răng miệng của từng người mà thời gian này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.
Chi phí nhổ răng khi niềng răng là bao nhiêu?
Thông thường chi phí nhổ răng khi chỉnh nha không chênh lệch đáng kể so với dịch vụ nhổ răng khác, dao động từ 500.000 – 5.000.000 đồng.
- Nhổ răng 1 chân: Khoảng 500.000 đồng.
- Nhổ răng 2 chân: Khoảng 700.000 đồng.
- Nhổ răng số 4, 5, 6, 7: Khoảng 1.000.000 đồng.
- Nhổ răng khôn: Khoảng 1.500.000 – 5.000.000 đồng.
Thực tế niềng răng có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt phải xem xét đến mức độ răng lệch lạc và tình trạng răng miệng của khách hàng. Tốt nhất bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề có phải nhổ răng khi chỉnh nha hay không và nhổ những răng nào là phù hợp.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!