Những điều tôi học được từ người Nhật

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Nhật Bản là một quốc gia rất đáng ngưỡng mộ với sự phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội và con người. Một quốc gia không giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai thì bị phá hủy nặng nề sau chiến tranh nhưng lại khiến  cho cả thế giới phải ngỡ ngàng thán phục bởi những thành tựu đáng ngưỡng mộ sau khi tái thiết đất nước.

Vậy điều gì làm nên làm nên sự thành công cho đất nước “mặt trời mọc” này. Tôi may mắn có một thời gian dài làm việc trực tiếp với rất nhiều người Nhật và qua lại nước Nhật thường xuyên. Tiếp xúc với những con người ở quốc gia này, tôi cũng phần nào hiểu ra tại sao đất nước Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ đến vậy.

Đó là bởi vì con người họ rất kỷ luật, chỉn chu trong mọi việc, đặc biệt là trong công việc.Trong kinh doanh, có những triết lý của người Nhật thực sự rất đáng để học hỏi và sau này trở thành kim chỉ nam trong những hoạt động mà tôi tham gia. Và nha khoa ViDental là hệ thống nha khoa Quốc tế được vận hành theo kim chỉ nam là các triết lý kinh doanh này:

1. Triết lý Omotenashi – Triết lý văn hóa dịch vụ từ trái tim

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, điều đặc biệt trong kinh doanh của người dân ở xứ sở Mặt trời mọc đó là luôn lấy con người làm trung tâm cho mọi sản phẩm và dịch vụ mà mình tạo ra. Họ luôn nghiên cứu để hiểu hơn về khách hàng, thậm  chí xác định chính xác được những điều mà khách hàng cần và mong đợi ngay cả trước khi họ bước chân vào cửa hàng… Những điều này được khái niệm hóa thành nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi. Khái niệm này khi dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Tận Tâm”.

Triết lý Omotenashi
Triết lý Omotenashi – Triết lý văn hóa dịch vụ từ trái tim

Với tinh thần này, việc đối đãi với khách hàng phải được thực hiện bằng cả tấm lòng và sự tập trung. Dù chỉ là những hành động nhỏ như tặng một ly trà, những sự hỗ trợ nhỏ nhưng cả nhân viên và khách hàng đều đối xử với nhau bằng tất cả sự chân thành và một quá trình chuẩn bị cầu kỳ đằng sau đó.

Đây cũng chính là triết lý chăm sóc khách hàng mà Hệ thống nha khoa ViDental theo đuổi. Nha khoa mong muốn dành sự tận tâm của mình để mang đến sự  hài lòng, trải nghiệm hạnh phúc cho mỗi khách hàng và người nhà của họ khi trải nghiệm dịch vụ tại nha khoa.

2. Triết lý Sanpo Yoshi – Sự hài lòng từ ba phía

Triết lý kinh doanh Sanpo Yoshi được gói gọn trong một câu đó là: “Tốt cho người bán, tốt cho người mua và tốt  cho cả  xã hội”. Trong đó, triết lý này đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp trước những ảnh hưởng của xã hội trong việc đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong mọi hoạt động, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các trách nhiệm, tôn trọng pháp luật và cam kết lợi ích cho các bên liên quan. Đặc biệt, cần có những chương trình, gắn kết các hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề của xã hội, bảo vệ quyền của con người, bảo vệ môi trường.

Tại ViDental, chúng tôi luôn đề cao trách nhiệm đối với xã hội. Nha khoa có xây dựng quý Nụ cười yêu thương với mong muốn giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, hỗ trợ họ trong việc chăm sóc sức khỏe nụ cười.

Đội ngũ nhân viên nha khoa ViDental

Nhìn chung, dù là triết lý gì đi nữa thì điều cốt lõi mà tôi luôn đề cao trong đó chính là SỰ TỬ TẾ. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu mà là sự nhận thức thực sự trong mỗi con người đang tham gia vào hoạt động kinh doanh, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Ngoài ra, không chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng mà trách nhiệm đối với nhân viên cũng rất lớn. Doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi nhân viên, khẳng định được định hướng phát triển của họ. Ngoài ra, cần cho họ hiểu rõ được những ý nghĩa trong công việc họ làm đối với xã hội. Nhờ đó mọi người đều tự hào về công việc của mình, tự hào về công ty và cùng nhau phấn đấu cho những điều tốt đẹp.

Triết lý Sanpo Yoshi - Sự hài lòng từ ba phía
Triết lý Sanpo Yoshi – Sự hài lòng từ ba phía

Việc kinh doanh, lao động cũng là một cách để một con người tu dưỡng nhân cách, hoàn thiện bản thân. Cách con người làm việc cũng là cách họ đánh giá cuộc đời, cách họ đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Do đó, hãy coi trọng công việc của mình.

Theo Inamori Kazuo – người được mệnh danh là “Ông hoàng kinh doanh Nhật Bản”. Ông là nhà sáng lập nên hãng điện tử khổng lồ Kyocera, tập đoàn viễn thông KDDI và là cựu CEO của hãng hàng không quốc gia Japan Airline. Khi hãng hàng không Japan đang đứng trước bờ vực của sự phá sản, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã mời Inamori Kazuo về với mong muốn tái thiết công ty. 

Mặc dù khi ấy đã nhiều tuổi, Inamori Kazuo đã có ý định lui về nghỉ ngơi nhưng đứng khi suy xét rằng nếu Japan Airline phá sản sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền tài chính quốc gia, quyền lợi của của hàng triệu người tiêu dùng và đặc biệt hàng vạn nhân viên sẽ mất công việc. Ông đã nhận lời và dành 100% thời gian công sức của mình để vực dậy thương hiệu này. Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu lớn, Japan Airline đã vực dậy ngoạn ngục và có lãi trở lại.

Ngay sau khi nhận chức CEO tại Japan Airline, Inamori Kazuo đã có một tuyên bố với các tất cả các nhân viện rằng: “Mục đích lớn nhất của  Ban lãnh đạo Japan Airline sau khi được tái sinh là tạo ra sự phát triển vật chất và trí tuệ cho tất cả nhân viên… Bắt đầu từ nay, Japan Airlines tồn tại không phải vì lợi ích của cổ đông, chắc chắn không phải vì mục tiêu lợi ích cá nhân của các nhà quản lý, mà là vì sự phát triển của tất cả nhân viên trong công ty này”. 

Rất nhiều tư tưởng đúng đắn của nhà kinh doanh đại tài Inamori Karuo rất đáng để học hỏi, khiến chúng ta sau khi tìm hiểu thì phải cúi đầu nể phục.

ĐỌC THÊM: Trải nghiệm để hiểu hơn về chính mình

Từ những triết lý của người Nhật, tôi hiểu được rằng: “Dù trong công việc hay cuộc sống, muốn trở lên thành công và hạnh phúc thì hãy luôn hướng đến SỰ TỬ TẾ. Lợi ích của người khác cũng  chính là lợi ích của bản thân. Nhờ đó mới có thể đưa xã hội hướng đến sự phát bền vững và tốt đẹp nhất!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309