Yêu thương con đúng cách

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Khi bạn đánh mắng … con vẫn sẽ nói “Con yêu mẹ, thương mẹ” nhưng con sẽ bớt yêu bản thân mình hơn một chút”.

Có lẽ nhiều thế hệ người Việt Nam đã quá quen thuộc với lối dạy con “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vì nghĩ rằng đòn roi, quát mắng sẽ khiến con nghe lời, dù cha mẹ có quát mắng con cũng là vì muốn tốt cho con. Điều này đã trở thành cái cớ để nhiều bậc cha mẹ biện minh cho việc quát mắng con cái.

Trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi bị mắng?

Mới đây trong chương trình “My Golden Kid” câu chuyện về cậu bé 4 tuổi Geum Juk khiến rất nhiều người cảm thấy xót xa vì sự hiểu chuyện đến đau lòng. Khi được hỏi “Con có mong muốn điều gì ở bố”, cậu bé đã thành thật trả lời “Khi tức giận trông bố đáng sợ lắm. Con ước bố có thể dịu dàng hơn với con. “Geum Juk àh” con hy vọng bố sẽ gọi con như thế”. 

Nghe con nói vậy, người cha thường ngày vốn nghiêm nghị, cáu gắt cũng không kìm được những giọt nước mắt và bắt đầu suy nghĩ lại về những hành vi của mình. 

Trong quá trình nuôi dạy 2 cô con gái, tôi chưa bao giờ quát mắng con hay dành cho con những lời nói nặng nề, tiêu cực bởi tôi tin rằng có nhiều cách tốt hơn để dạy bảo con trẻ. Khi con làm điều gì đó chưa đúng, tôi luôn cố gắng giữ thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn với con. Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con, ép buộc con phải thế này, phải thế kia tôi sẽ khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình, nhẹ nhàng phân tích và chỉ ra các mặt đúng, sai để con hiểu hơn và rút ra bài học cho những lần sau.

Trong những cuộc mâu thuẫn gay gắt hơn, khi cả tôi và con đều không kiểm soát tốt cảm xúc, những lời nói trong lúc nóng giận có thể làm tổn thương đối phương, tôi sẽ im lặng, cho phép tôi và con có những không gian riêng để suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra. Sau đó lựa chọn một thời điểm thích hợp hơn khi cả 2 đã hoàn toàn bình tĩnh để giải quyết vấn đề. 

Bác sĩ Thái và con gái

Đánh mắng là gánh nặng tâm lý vượt ngoài sức chịu đựng của trẻ

Khi chúng ta nói những lời thô lỗ với con, bề ngoài con sẽ “giả vờ” im lặng hợp tác với uy quyền mà bố mẹ giáng xuống, nhưng thực ra trong lòng con lại chằng chịt những vết sẹo của sự tổn thương. 

Mỗi đứa trẻ sẽ có cách phản ứng khác nhau khi bị la mắng. Tương tự, chúng cũng sẽ dùng những cách khác nhau để thể hiện nỗi đau trong lòng.

Phản ứng đầu tiên của trẻ sau khi bị mắng: Làm ngơ!

Những bậc cha mẹ thường xuyên mắng con sẽ có cảm giác: Con cái chẳng có gì thay đổi dù đã được chấn chỉnh nhiều lần tạo nên một vòng luẩn quẩn: Làm sai – bị mắng – tạm sửa – tái phạm.

Nhiều gia đình khó phá vỡ cái vòng luẩn quẩn bất tận này. Đây là một trong những mặt trái của việc la mắng trẻ trong thời gian dài: Não của chúng tự động chuyển sang cơ chế trốn thoát, và mọi sự chú ý của trẻ đều tập trung vào việc làm thế nào để thoát chạy.

Đối phó cha mẹ bằng sự nổi loạn

Phụ huynh càng la mắng, trẻ càng nổi loạn. Khi con còn nhỏ, những lời nói nặng nề của cha mẹ thường có tác dụng, nhưng khi chúng lớn hơn, tác dụng đó sẽ mất dần hoặc sẽ có những “phản ứng ngược”.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, sự tức giận tích tụ từ nhỏ sẽ biến thành sự nổi loạn, và rất nhiều vấn đề của lứa tuổi thanh thiếu niên phát triển từ điều này.

Chúng hy vọng sẽ “đối phó” được cha mẹ và việc “làm phiền lòng” người lớn có thể là cách phản ứng mạnh mẽ duy nhất mà chúng có thể thực hiện. Bố mẹ càng la mắng, trẻ càng ngang bướng hơn và thiếu đi tình yêu là lý do chính khiến trẻ từ bỏ chính mình.

Con dần trở thành những gì cha mẹ mô tả 

Trong quá trình nuôi dạy con cái, người lớn thường có những đánh giá quá phiến diện và tiêu cực về con trẻ. Nhất là khi quát mắng con, luôn xen lẫn quá nhiều từ ngữ tiêu cực như “Con hư thật”, “Con thật tệ”, “Con sẽ chẳng bao giờ làm được nên trò trống gì đâu”… Lâu dần, những câu nói này sẽ trở thành một loại định kiến, là một dấu hiệu rất xấu đối với sự phát triển của trẻ.

Nếu suốt ngày bị những ngôn từ tiêu cực lấn át, đứa trẻ sẽ tin rằng mình là người con “hư” như lời cha mẹ nói và sẽ lặp lại những hành vi xấu đó.

Sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái ngày càng rời xa

Khi trẻ không vâng lời, không ngoan, không thông minh và không hợp tác, cha mẹ sẽ thể hiện sự từ chối, thất vọng và chán chường. Sáng còn hôn má con và nói: “Mẹ yêu con nhất”, nhưng đến chiều vì con mà mẹ giận, thu lại tình cảm và quát mắng con. 

Nhưng trẻ con thì khác.

Trên đời này, dù cha mẹ có lạnh lùng đến đâu, thì con cái vẫn không bao giờ ngừng yêu đấng sinh thành nhưng cái giá của những lời quát mắng là con ngày càng thu mình, luôn có một rào cản khiến sợi dây kết nối với cha mẹ ngày càng xa cách. 

Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con và tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ lựa chọn đúng phương pháp để trao yêu thương tới con trẻ. Hãy học cách bao dung, yêu thương để có thể gieo vào con những hạt mầm hạnh phúc!

Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết của tôi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Tầm quan trọng của thói quen đọc sách
Messenger zalo
0963.526.780