Trải nghiệm về nước Mỹ – Phần 2

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Sau hơn 1 tháng du ngoạn trời Mỹ, những người bạn đã đưa chúng tôi đi qua 10 bang, tham quan các công viên quốc gia vô cùng rộng lớn, những thành phố và thị trấn đẹp như bước ra từ tiểu thuyết. Tôi đã vô cùng mãn nhãn với những cảnh đẹp ngoạn mục hùng vĩ, những bãi biển, ngồi nhà và đường phố gắn liền với lịch sử của nước Mỹ.

Khi về đến Việt Nam rồi, ngồi xem lại những bức ảnh này, tôi vẫn thấy có quá nhiều cảm xúc, quá nhiều câu chuyện muốn kể. Do đó, bài viết này được ra đời một cách vô cùng ngẫu hứng.

Bác sĩ Thái niềng răng tại Mỹ

Bài viết là những cảm nhận chủ quan của tôi về những con người, những trải nghiệm của bản thân tôi về quốc gia này.

Ngày trước, ngày bé tôi thường hay nghe những người xung quanh nói là dân Mỹ là mưu mô, thực dụng lắm. Toàn nhân cơ hội để kiếm lợi, sống ít khi có tình cảm. 

Khi tiếp xúc với người Mỹ và nhìn một cách tích cực hơn, tôi thấy người Mỹ rất là thực tế. Đã không làm kinh doanh thì thôi, còn khi đã làm thì đều phải bắt đầu bằng những con số cụ thể. Nhờ có sự tính toán cụ thể mà người ta có thể đưa ra phương án tăng doanh thu, giảm chi phí và để mang về lợi nhuận kinh doanh cao nhất cho mình và đối tác, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trên tinh thần win – win. Điều này cũng trùng với một triết lý người Nhật mà tôi đang theo đuổi là triết lý Sanpo Yoshi – triết lý kinh doanh đảm bảo quyền lợi cho các bên như: Tốt cho người bán – Tốt cho người mua – Tốt cho xã hội.

Theo bảng bình chọn 100 công ty sáng tạo nhất trên thế giới của Tạp chí Forbes vào năm 2015 thì đã có tới 48 công ty Mỹ. Điều này đã phần nào chứng minh của việc người Mỹ luôn tràn đầy sự sáng tạo, luôn làm việc với tâm thế phát triển, đổi mới chính mình.

Trong hơn 1 tháng du ngoạn trời Mỹ, được tiếp xúc với nhiều người dân bản địa, có một điều tôi thấy đặc trưng của những con người nơi đây đó chính là sự minh bạch, việc làm ăn thì rõ ràng là việc làm ăn, chuyện tình cảm thì cũng  rất công tư phân minh, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của tổ chức.

Có thể bên Mỹ tôi thấy họ không có mối quan hệ tình cảm rộng và sâu sắc như ở Việt Nam nhưng các hoạt động đầu tư cho sự phát triển cộng đồng thì cũng rất đáng để kính nể. Đối với các công ty Mỹ, như bạn tôi ở bên này chia sẻ, công ty nào cũng vậy, từ nhỏ đến bé đều dành ra một quỹ đáng kể để phát triển cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với sự phát triển chung của toàn xã hội.

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng vậy, đều có những cái hay và cũng có vô vàn những thứ dở. Những chuyến đi bước ra khỏi vùng an toàn thế này càng khiến tôi được hiểu hơn về thế giới và từ đó ngày càng hiểu hơn về chính bản thân mình. Tôi luôn nỗ lực để bản thân ngày càng phát triển hơn về tư duy và mọi vấn đề trong cuộc sống dù hiện giờ có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa.

Đi ra thế giới mới thấy họ đang phát triển không ngừng, kiến thức mới mỗi ngày đều được cập nhật. Do đó mà nếu chúng ta lười biếng, phó mặc cho việc học đơn giản là chỉ ở trong trường lớp, ở trong những cuốn sách giáo khoa đã được xuất bản từ hàng chục năm trước thì chắc chắn sẽ rất khó khăn để phát triển vượt bậc và vươn mình ra thế giới.

Bác sĩ Thái niềng răng  tham quan Quảng trường danh vọng Mỹ

Nhưng làm sao để việc học không trở thành áp lực?

Có nhiều bạn trẻ chia sẻ với tôi rằng: “Cháu sợ đi học lắm, sợ phải đọc những cuốn sách và giáo trình và học thuộc lòng những kiến thức đó một cách nhàm chán, nên chỉ mong kết thúc thời gian học  thật nhanh để sớm đi làm.”

Thực ra, nếu cách học như bạn ấy nói thì thực chất không phải là học, mà chỉ để qua môn, để nhận được tấm bằng mà thôi. Với tôi, việc học không chỉ dừng lại là học ở trường lớp, sách vở mà còn là học từ cuộc đời. Sau khi  biết lý thuyết rồi thì hãy cố gắng vận dụng nó vào với thực tiễn cuộc sống, từ đó thì mới nhận định được kiến thức ấy có còn đúng hay không, có cần sửa đổi gì thêm để phù hợp với hoàn cảnh và năng lực thực tế của bản thân không.

Bác sĩ Thái niềng răng và những người bạn Mỹ

Việc học không chỉ dừng lại ở việc ngồi xuống, giở sách vở ra và học thuộc các kiến thức lý thuyết hàn lâm. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới ngay cả khi chơi, từ những người bạn, những người xung quanh mà ta gặp. Mỗi một sự việc xảy ra, hãy nhìn lại, suy nghĩ và phản tư để rút ra bài học cho chính mình. Lựa chọn học hỏi với tâm thế như vậy thì mọi thứ sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Và việc học sẽ phải là hành trình suốt cả cuộc đời.

Hy vọng những trải nghiệm mà  tôi chia sẻ sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn nào đó mới mẻ và hữu ích!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309