Răng Bị Vỡ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Dưới tác động của quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng hoặc một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể khiến răng bị vỡ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa. Để biết vỡ răng do đâu, cách khắc phục như thế nào hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Răng bị vỡ có nguyên nhân do đâu?

Răng mặc dù có cấu tạo cứng chắc, bền nhưng vẫn có thể bị vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thiếu canxi: Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ canxi từ thực phẩm dung nạp hàng ngày sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trường hợp thiếu canxi có khả năng bị sứt mẻ răng cao hơn bình thường.
  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng gây áp lực lớn lên các răng ở cả hai hàm gây mòn men răng, ảnh hưởng đến ngà răng, thậm chí tủy răng, về lâu dài khiến răng bị vỡ trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh hàng ngày.
  • Cắn vật cứng: Những thói quen như dùng răng cắn bút, mở nắp chai, ăn nhai thực phẩm quá cứng đều tác động xấu đến cấu trúc răng khiến chúng bị sứt mẻ, nứt vỡ.
  • Ăn uống không khoa học: Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chứa hàm lượng lớn axit như dưa cà muối, cam, chanh, bưởi sẽ tăng nguy cơ răng bị mài mòn, trở nên suy yếu và dễ vỡ.
  • Chấn thương: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng bị vỡ đó là chấn thương do ngã, va đập, tai nạn trong lao động, tập luyện. Khi gặp chấn thương, có một lực mạnh tác động lên răng làm vỡ răng, có thể ảnh hưởng đến cả ngà răng, tủy răng bên trong.
  • Do bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy đều là nguyên nhân khiến răng nhạy cảm, dễ suy yếu và gãy vỡ hơn, đặc biệt khi ăn nhai và vệ sinh không đúng cách.
Răng có thể bị vỡ do thói quen nghiến răng
Răng có thể bị vỡ do thói quen nghiến răng

Tác hại khi răng bị vỡ

Răng bị vỡ gây ra nhiều tác hại, do đó bạn không nên chủ quan:

  • Mất thẩm mỹ: Nếu sở hữu những chiếc răng bị sứt mẻ, đặc biệt là răng cửa, răng nanh chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy e ngại, tự ti, hạn chế giao tiếp, nói cười.
  • Cản trở phát âm: Răng cửa bị vỡ có thể gây cản trở quá trình phát âm, nhất là với các âm cần bật hơi như “ph”, “th”, “s”, “ch”. Với trẻ nhỏ khi có răng bị vỡ sẽ hình thành thói quen nói ngọng, nói không tròn vành, rõ chữ, gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai.
  • Khó ăn nhai: Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ thường nhạy cảm và yếu hơn so với răng bình thường, vì thế bạn sẽ khó ăn nhai hơn. Thêm vào đó, nếu răng cấm, răng nanh, răng hàm bị vỡ khiến răng hai hàm không sát nhau, không thể nhai, nghiền nát thức ăn.
  • Có khả năng mắc bệnh tiêu hóa: Từ hệ lụy gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, tình trạng mẻ răng kéo dài sẽ khiến thức ăn khó nghiền nát khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
  • Mắc bệnh răng miệng: Hiện tượng răng bị vỡ, mẻ sẽ tạo điều kiện để thức ăn dính vào kẽ răng, mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh nha khoa như viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, nguy hiểm hơn còn phá hủy các tổ chức xung quanh răng và gây mất răng hoàn toàn. 
Răng bị vỡ gây khó khăn khi ăn nhai, dễ mắc bệnh răng miệng
Răng bị vỡ gây khó khăn khi ăn nhai, dễ mắc bệnh răng miệng

Cách khắc phục tình trạng răng bị vỡ

Có thể thấy, răng bị vỡ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, vì thế cần được xử lý càng sớm càng tốt. Tùy vào mức độ sứt mẻ của răng và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn trám răng, bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer.

Trám răng

Trám răng được áp dụng khá phổ biến cho những trường hợp có răng sứt mẻ, gãy vỡ với diện tích không quá lớn. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa, thường là Composite để lấp đầy phần răng bị khuyết, đồng thời tạo hình để khôi phục hình dáng răng ban đầu. Hàn răng không chỉ bảo vệ răng thật trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại mà còn giúp khách hàng dễ dàng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Ưu điểm của trám răng là chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất từ 20 – 30 phút để xử lý xong 1 răng. Ngoài ra, phương pháp này không xâm lấn cấu trúc răng thật, không gây đau nhức, khó chịu.

Tuy nhiên nhược điểm của hàn răng là tuổi thọ miếng trám không cao, chỉ duy trì được từ 3 – 5 năm và không thể xử lý nếu răng bị vỡ nghiên trọng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp dùng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật, khôi phục hình dáng, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài răng thật làm cùi để gắn mão răng giả lên trên, cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng. Khách hàng cần đến nha khoa từ 2 – 3 buổi hẹn để hoàn thành một ca bọc răng sứ.

Bọc sứ có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, loại bỏ hoàn toàn tình trạng răng sứt mẻ, gãy vỡ, ố vàng, xỉn màu, đồng thời giúp khách hàng thoải mái ăn nhai. Thêm vào đó, răng bọc sứ có thể sử dụng được hơn 10 năm, thậm chí trên 20 năm với loại răng sứ toàn sứ. Hạn chế của phương pháp này là xâm lấn một phần răng thật, nếu bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm sẽ khiến răng nhạy cảm, ê buốt kèm theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Bọc răng sứ là phương pháp dùng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật
Bọc răng sứ là phương pháp dùng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật

Dán sứ Veneer

Tương tự như bọc răng sứ, dán sứ Veneer cũng sử dụng mặt dán sứ gắn lên răng thật để sửa chữa những khuyết điểm của răng. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ cần mài răng thật với tỷ lệ khá nhỏ, khoảng 0,3 – 0,6mm nên hạn chế xâm lấn răng thật, sau đó gắn mặt dán sứ được thiết kế đúng chuẩn về hình dáng, kích thước, màu sắc ra mặt ngoài của răng.

Dán sứ Veneer mang đến thẩm mỹ tốt, giúp khách hàng sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên, đều đẹp, hỗ trợ ăn nhai tốt và tuổi thọ có thể duy trì hơn 10 năm. 

Khi quyết định dán sứ bạn cần lưu ý rằng kỹ thuật này chỉ áp dụng cho trường hợp răng sứt mẻ nhẹ, diện tích không lớn, đồng thời chi phí thực hiện khá cao.

Trồng răng giả

Với những đối tượng răng bị vỡ nghiêm trọng, chỉ còn phần chân răng thường được chỉ định nhổ bỏ và trồng răng giả. Các kỹ thuật phổ biến khi trồng răng giả là cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ hoặc trồng răng giả tháo lắp.

  • Cấy ghép Implant: Bác sĩ cấy trụ Titanium vào xương hàm thay cho chân răng, sau đó gắn mão răng giả lên trên. Cấy ghép Implant có thể phục hình từ hình dáng, cấu trúc của răng thật, giúp khách hàng thoải mái ăn nhai, ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và một số bệnh lý răng miệng nhưng chi phí thực hiện cao và không thể thực hiện với người có bệnh lý nền.
  • Cầu răng sứ: Cách thực hiện tương tự bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài 2 răng kế cạnh răng đã mất và gắn dãy cầu răng giả lên trên, khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên tuổi thọ cầu răng sứ không cao và không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm hay các bệnh lý nha khoa khác.
  • Răng giả tháo lắp: Phương pháp này thường áp dụng với người lớn tuổi bị gãy vỡ nhiều răng, không yêu cầu về độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Trồng răng giả có chi phí thấp, quá trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng tuổi thọ không cao và khả năng ăn nhai bị hạn chế.
Trồng răng Implant thích hợp với người bị vỡ răng nghiêm trọng
Trồng răng Implant thích hợp với người bị vỡ răng nghiêm trọng

Cách chăm sóc răng bị vỡ tại nhà

Khi răng bị vỡ, nếu chưa thể đến nha khoa ngay, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Giữ lại mảnh vỡ của răng nếu tìm được, bảo quản sạch sẽ trong hộp kín để hỗ trợ bác sĩ gắn lại vào răng.
  • Dùng sáp nha khoa che phủ gờ răng sắc nhọn, tránh tổn thương má, nướu, lưỡi và mô mềm trong miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối trong khoảng 60 giây để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trong răng, ngăn không cho chúng gây viêm nhiễm trong miệng.
  • Không ăn nhai ở vị trí răng bị gãy vỡ, sứt mẻ tránh làm tổn thương nặng hơn, khó phục hồi.
  • Bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, sữa, tránh thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây ê buốt, khó chịu.

Răng bị vỡ nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế khi gặp tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn cách xử lý phù hợp. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Niềng răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, khiến nhiều người tự ti
Messenger zalo
0963.526.780