Mòn Răng Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Mòn răng là một trong những tình trạng nghiêm trọng mà nhiều người có thế gặp phải. Không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ toàn hàm. Lúc này, răng có thể xuống màu và hạn chế khả năng ăn nhai, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Để nắm được chi tiết tình trạng mòn răng là gì, nguyên nhân chính dẫn đến việc răng bị ăn mòn là do đâu? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Mòn răng là gì
Mòn răng là tình trạng răng mất đi lớp men bên ngoài do bị mài mòn, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Lúc này, phần ngà răng bị lộ ra ngoài, mất đi khả năng bảo vệ răng và dẫn tới tình trạng đau nhức, ê buốt xung quanh răng. Một vài nguyên do dẫn tới tình trạng này như bề mặt răng tiếp xúc đối diện nhau, lâu ngày dẫn đến bị mài mòn. Hay do sự ăn mòn ở kẽ răng, chân răng do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt.
Men răng là lớp nằm ngoài cùng, bảo vệ ngà răng bên trong. Men răng thường là một lớp mỏng, dẻo dai, có thể bám chắc tốt khi răng hoạt động ăn nhai.
Tình trạng mòn răng có thể được phân loại thành 4 nhóm như sau:
- Mòn răng sinh lý: Quá trình mòn men răng sẽ diễn ra tự nhiên do sự ma sát của các răng đối đầu nhau. Đa phần đều là các răng mặt nhai bị mài mòn trước và sau đó sẽ tới các núm răng bên dưới và núm răng trên.
- Mòn răng hóa học: Tình trạng này xảy ra khi răng tiếp xúc với axit từ các loại nước ngọt có gas, nước trái cây hoặc dịch vị trong dạ dày. Đây là tình trạng đáng lo ngại, có thể dẫn tới các vấn đề về răng miệng từ nhẹ tới nặng và thậm chí dẫn tới mất răng.
- Mòn răng bệnh lý: Tình trạng này có thể xảy ra khi gặp các tác động mạnh từ bên ngoài, đánh răng với lực lớn, cắn vật cứng và lực ma sát giữa các răng.
- Tiêu cổ răng: Nếu kỹ thuật chải răng của bạn diễn ra không đúng cách, lâu dần sẽ khiến phần lớp men tại cổ răng bị mài mòn.
Dấu hiệu mòn men răng
Các dấu hiệu nhận biết sẽ tùy thuộc vào mức độ men răng bị mòn là nặng hay nhẹ. Một vài dấu hiệu thường thấy như:
- Răng mẻ: Răng có thể xuất hiện những dấu sứt mẻ hoặc kẽ nứt nhỏ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy men răng đang bị mòn và răng đang trở nên yếu hơn, dễ bị xước khi nhai hoặc cắn.
- Răng ngả vàng: Màu của răng có thể thay đổi sang màu vàng, điều này có thể là dấu hiệu khác của mòn men răng. Khi lớp men bị mòn mất, phần ngà răng sẽ lộ ra gây ra hiện tượng răng ngả vàng.
- Răng nhạy cảm: Răng có thể trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Ngoài ra, khi ăn đồ quá ngọt, răng yếu có thể phản ứng gây cảm giác ê buốt và khó chịu.
- Răng có vết lõm: Nếu bạn nhận thấy có vết lõm trên bề mặt của răng, đó có thể là biểu hiện của men răng đang bị mòn. Vết lõm này thường xuất hiện do mất men răng và răng trở nên yếu hơn.
Nguyên nhân gây mòn men răng
Tình trạng mòn răng thường xuất phát từ những nguyên nhân được liệt kê bên dưới đây:
- Một vài loại thực phẩm đồ ăn, đồ uống có chứa axit, khi ăn với số lượng lớn và ăn thường xuyên sẽ khiến men răng dần bị bào mòn.
- Mở nắp chai bằng răng, cắn móng tay,… các thói quen xấu có thể gây vỡ hoặc rạn men răng.
- Việc uống không đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, uống ít nước sẽ dẫn tới tình trạng khô miệng. Nước bọt lúc này sẽ tiết ra ít hơn và khiến acid bám trên răng lâu hơn. Nguy cơ gặp phải tình trạng mòn men răng sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
- Nếu bạn gặp phải các bệnh liên quan tới dạ dày như trào ngược dạ dày sẽ có thể dẫn tới tình trạng mòn mặt trong của răng cửa trên.
- Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng mòn men răng.
- Sử dụng các loại thuốc có chứa PH axit.
- Mòn răng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của men răng, men răng có thể dễ mòn và bở hơn.
- Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh và đánh nhiều lần trong ngày hay sử dụng bàn chải lông quá cứng sẽ khiến men răng bị mòn nhanh chóng.
Răng bị mòn mặt nhai có ảnh hưởng như thế nào?
Phần men răng bên ngoài có tác dụng bảo vệ ngà, tủy răng bên trong và những bộ phần này sẽ rất dễ bị tổn thương nếu gặp tác động mạnh từ bên ngoài. Răng bị mòn đồng nghĩa với việc lớp men bên trong cũng không tránh bị ảnh hưởng, gây ra những hậu quả như sau.
- Gây mất thẩm mỹ: Khi men răng sẽ ngả sang màu vàng hoặc nâu, làm mất đi thẩm mỹ toàn hàm, khiến bạn tự ti hơn khi giao tiếp.
- Viêm tủy, mất răng: Răng bị mài mòn nặng sẽ làm tổn thương đến tủy răng, nặng hơn nữa là viêm tủy và sau đó làm chết tủy răng.
- Tổn thương khớp hàm: Việc nghiền nát thức ăn hay nhai sẽ gặp khó khăn khi răng bị mòn, lớp men răng khi mất đi sẽ không thể tự tái tạo lại. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, khiến khớp hàm hoạt động nhiều hơn. Nếu quá tải có thể dẫn tới tình trạng co thắt cơ và tổn thương khớp.
- Gây nên tình trạng ê buốt: Men răng bị mòn nên răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Khi ăn các đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay các đồ ăn có chứa nhiều axit sẽ khiến răng bị ê buốt và đau nhức, khó chịu.
- Sâu răng: Men răng bị mài mòn sẽ tạo điều kiện cho tình trạng sâu răng diễn biến trầm trọng hơn. Đặc biệt là khi bạn ăn nhiều thực phẩm chứa axit cao.
Khi phải đối mặt với tình trạng răng bị mài mòn, hơn hết người bệnh nên đến các phòng khám nha khoa hay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục phù hợp. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu điểm cũng như độ phù hợp nhất định với từng trường hợp của khách hàng.
Các cách khắc phục tình trạng mòn men răng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp được thực hiện để khắc phục tình trạng răng bị mài mòn, tùy vào mức độ nặng, nhẹ hay tuổi tác của khách hàng. Dưới đây là một vài phương pháp được sử dụng phổ biến nhất cho tình trạng này.
- Thực hiện trám răng: Khi răng bị mài mòn, ăn sâu vào lớp ngà răng, người bệnh thường sẽ được chỉ định trám răng, giúp lấp đầy chỗ trống. Đây là phương pháp phổ biến, được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi mức giá phải chăng, hiệu quả cao. Sau quá trình trám răng, khách hàng cần chú ý hơn việc ăn uống hằng ngày, tránh ăn đồ cứng hay thực phẩm màu đậm. Lưu ý rằng, đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ phải trám lại sau một thời gian.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có thành phần đặc biệt: Đây là phương án đơn giản, dễ dàng thực hiện dành cho trường hợp răng bị mài mòn ở mức độ nhẹ. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho chứa các thành phần tái khoáng hóa men răng, bù đắp men răng và ngà răng. Các hoạt chất có khả năng khắc phục khiếm khuyết trên bề mặt răng. Phương pháp này thường áp dụng khi răng chưa có dấu hiệu nhạy cảm, đối với mòn men răng nghiêm trọng cũng có thể sử dụng để bảo vệ răng tốt hơn..
- Dán miếng sứ: Đối với trường hợp răng cửa bị mài mòn, khách hàng có thể lựa chọn phương án sử dụng miếng dán sứ. Đây là cách giúp hạn chế tối đa tình trạng mòn răng và mang lại độ thẩm mỹ cao, cải thiện nụ cười tươi tắn hơn. Tuy nhiên, với những người gặp vấn đề khớp cắn lệch hoặc răng lệch lạc thì sẽ không thực hiện được phương pháp này.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị mòn mặt nhai hay răng ăn mòn tới ngà răng. Bọc răng sứ sẽ đem lại hiệu quả cao và duy trì được trong một thời gian khá dài. Răng sứ được bọc thường có màu sắc trùng với răng thật, giúp bảo vệ ngà và tủy răng khỏi những vi khuẩn gây hại bên ngoài, tránh tình trạng ê buốt răng. Đây là phương pháp có giá thành cao, mang lại hiệu quả tương xứng cũng như độ thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng lâu dài.
Làm cách nào để ngăn ngừa mòn men răng?
Để tránh làm men răng bị tổn thương và giữ cho khoang miệng luôn được khỏe mạnh, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Thực hiện đánh răng 2 lần/ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng, dung dịch flo hàng ngày và chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa trong các kẽ răng.
- Nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để cạo vôi răng và kiểm tra tổng thể khoang miệng.
- Những đồ ăn, đồ uống chứa lượng axit cao như nước ngọt có ga, nước hoa quả chua, nước chanh là những thực phẩm mà bạn cần hạn chế. Khi ăn xong cần ngay lập tức súc miệng bằng nước lọc.
- Khi uống các loại đồ uống như cà phê, trà, hay các loại có màu sẫm, thay vì uống trực tiếp, bạn có thể sử dụng ống hút để nước đi thẳng xuống cổ họng, tránh tiếp xúc với răng.
- Sau vài giờ ăn uống, thực phẩm có lượng đường cao hay có nhiều tinh bột sẽ chuyển hóa thành axit bám trên răng, phá hủy lớp men răng. Hãy thực hiện súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó để làm trung hòa men răng.
- Kẹo cao su không đường nếu sử dụng giữa các bữa ăn sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt gấp 10 lần khi ăn nhai thông thường, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng với những khoáng chất quan trọng.
- Hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 lít nước, tránh để miệng bị khô, tiết ít nước bọt.
Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng mòn men răng. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị được áp dụng. Hơn hết, ngay khi phát hiện răng bị mòn, bạn nên đến các cơ sở y tế hay các phòng khám nha khoa để được kiểm tra và tư vấn chi tiết nhất về tình trạng mòn răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!