Quy Trình Trám Răng Với 6 Bước Chuẩn Y Khoa An Toàn

Trám răng là dịch vụ khá đơn giản, không xâm lấn đến mô mềm hay cấu trúc răng thật, giúp khách hàng khôi phục khả năng ăn nhai, lấy lại tính thẩm mỹ ban đầu. Thông thường quy trình trám răng đúng chuẩn Y khoa sẽ gồm 5 bước, tùy từng trường hợp và số lượng răng cần trám mà thời gian thực hiện có thể nhanh hoặc lâu. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình này.

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Việc đầu tiên cần làm trước khi bắt đầu trám răng đó là thăm khám tổng quát khoang miệng để đánh giá tổn thương của răng cần trám. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang và tiến hành một số xét nghiệm nếu cần nhằm xác định liệu phần tủy răng có bị tổn thương không.

Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và vật liệu trám răng phù hợp, trám trực tiếp hoặc gián tiếp, dùng composite resin có hoặc không che tủy hoặc trám bằng ciment,… Khi hai bên đã thống nhất phương án thực hiện thì quy trình trám răng sẽ được tiến hành.

Quy trình trám răng bắt đầu từ bước thăm khám khoang miệng
Quy trình trám răng bắt đầu từ bước thăm khám khoang miệng

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

Vệ sinh răng miệng để chuẩn bị trám răng vô cùng quan trọng để tránh viêm nhiễm, tổn thương mô mềm, phần tủy bên trong. Người bệnh được sử dụng nước súc miệng và sát trùng vùng răng cần trám, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám ở kẽ răng.

Bước 3: Gây tê và sửa soạn xoang trám

Trám răng mặc dù không quá phức tạp và ít đau nhức, tuy nhiên bác sĩ có thể gây tê cục bộ với loại thuốc và liều lượng phù hợp. Với những trường hợp bị sâu răng, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng thiết bị chuyên dụng, loại bỏ vụ thức ăn, cao răng, vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Ở bước này, bác sĩ cũng mài vát men răng nhằm tăng độ lưu giữ của miếng trám, đồng thời tạo hình xoang trám thích hợp với từng vật liệu trám khác nhau.

Bước 4: Tiến hành trám răng

Trong trường hợp khách hàng trám răng gián tiếp Inlay/Onlay, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng, kích thước lỗ hổng và đúng màu răng thật. Quá trình tạo miếng trám có thể mất 1 ngày và bác sĩ sẽ hẹn bạn quay lại vào ngày hôm sau để gắn miếng trám lên răng, đảm bảo vừa khít và cố định bằng ciment chuyên dụng.

Nếu trám răng trực tiếp, bác sĩ đổ vật liệu trám lên lỗ sâu hoặc vị trí răng đang bị sứt mẻ, có lỗ hổng. Tiếp đó bác sĩ chiếu đèn laser để vật liệu trám đông cứng, cố định trên răng.

Bước 5: Chỉnh sửa khu vực trám

Sau khi hoàn thành bước trám răng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa khu vực trám, cắt bỏ phần vật liệu dư thừa, tạo hình để vết trám có bề mặt nhẵn bóng, không bị kênh gây cộm vướng, khó chịu, đảm bảo thẩm mỹ, giúp khách hàng thoải mái ăn nhai như bình thường.

Thông thường quy trình trám răng chỉ mất từ 20 – 30 phút/răng, tùy từng tình trạng và số lượng răng cần trám mà thời gian này có thể được kéo dài hơn.

Sau khi hoàn thành bước trám răng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa khu vực trám
Sau khi hoàn thành bước trám răng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa khu vực trám

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Cuối cùng, sau khi hoàn thành việc trám răng và khách hàng cảm thấy thoải mái, không có vấn đề bất thường trong khoang miệng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà, có thể hẹn lịch tái khám để kiểm tra độ tương thích của miếng trám, chắc chắn không phát sinh bất kỳ vấn đề nào khác. 

Trên đây là quy trình trám răng đúng chuẩn Y khoa với 5 bước. Trên thực tế, trám răng được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, không gây xâm lấn, tổn thương các bộ phận khác trong khoang miệng và khách hàng cũng không có cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ nhiều kinh nghiệm, sử dụng máy móc hiện đại và vật liệu chính hãng khi trám răng. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Messenger zalo
0963.526.780