“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” liệu có đúng trong ngành nha?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Ông cha ta xưa đã có câu:Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”.

Câu nói này được áp dụng cho hầu hết cà các ngành nghề và đối với ngành Y nói chung và ngành nha khoa nói riêng cũng phải là ngoại lệ. Đâu mới hướng đi đúng cho các bác sĩ nha khoa trẻ tại Việt Nam? Đó chính là những điều tôi muốn cùng các bạn bàn luận và chia sẻ trong bài viết này.

Để trở thành bác sĩ nha khoa, như các đã biết cần phải trải qua rất nhiều năm học tập và tích lũy kiến thức. Trong những năm đầu, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức y khoa tổng quát, sau đó mới chuyên sâu theo lĩnh vực mà mình theo đuổi:

Hiện tại, trong ngành nha sẽ có các chuyên môn chính như: 

  • Chỉnh nha (Niềng răng)
  • Phục hình răng
  • Răng sứ thẩm mỹ
  • Điều trị nha khoa tổng quát
  • Nha khoa trẻ em
  • X – Quang chỉnh hình miệng

Trên thực tế, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều phòng khám nha khoa nhỏ chỉ bao gồm có 1 bác sĩ phụ trách chuyên môn. Người bác sĩ đó sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các dịch vụ chính tại nha khoa bao gồm từ lấy cao răng, niềng răng, trồng răng Implant, bọc sứ, điều trị các tình trạng răng sâu hỏng,…

Một bác sĩ nha khoa sau khi được đào tạo bài bản và sở hữu đầy đủ các chứng chỉ liên quan thì hoàn toàn có thể thực hiện được hết các chuyên môn nghiệp vụ này.

Tuy nhiên, như một lẽ tất yếu, nếu một bác sĩ thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ sẽ rất khó để thực sự chuyên sâu và trở thành chuyên gia trong một chuyên môn cụ thể.

Có một điểm rất hay mà tôi nhận thấy khi trong ngành nha khoa của các quốc gia phát triển làm một bác sĩ sẽ có tính chuyên môn hóa rất cao. Chẳng hạn như trước kia tôi công tác tại Nha khoa Nagomi thì công việc chuyên môn chính của tôi là một bác sĩ chỉnh nha. Trong ngày, hầu hết thời gian trong ngày tôi thực hiện công việc liên quan đến niềng răng đặc biệt là loại niềng trong suốt Invisalign cho khách hàng. Tất nhiên, ngoài ra tôi vẫn làm các công việc và nghiệp vụ liên quan khác nhưng quá nhiều để đảm bảo rằng tôi có thể dành nhiều thời gian cho công việc chuyên môn chính.

Tôi cùng Bác sĩ Nauko Karamura và điều dưỡng Sugita Ann
Tôi cùng Bác sĩ Nauko Karamura và điều dưỡng Sugita Ann

Việc làm việc theo hướng chuyên môn sâu này sẽ mang đến những lợi ích gì cho cả bác sĩ lẫn khách hàng:

Thời gian trong ngành bác sĩ thực hiện về chuyên môn đó sẽ tăng lên. Từ đó, kỹ năng chuyên môn được nâng cao, trình độ bác sĩ trong chuyên môn đó sẽ được phát triển một cách nhanh chóng.

Tôi vẫn luôn ấn tượng với 1 câu nói của nhà huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long thế này: 

“Tôi không sợ những kẻ biết 10.000 kiểu đá khác nhau, tôi chỉ sợ những người luyện 10.000 lần một cú đá”.

Việc một bác sĩ thành thục một loại kỹ năng chuyên môn sẽ đạt được trình độ tuyệt vời và mang đến hiệu quả điều trị tối ưu cho khách hàng.

Đây cũng chính là lời khuyên tôi thường chia sẻ và định hướng cho những người em, người bạn đồng nghiệp của mình trong hành trình phát triển sự nghiệp.

Đừng LÀNG NHÀNG mà hãy lựa chọn 1 chuyên môn và  đào sâu để trở thành CHUYÊN GIA trong lĩnh vực đó!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309