Học được gì từ cách chăm sóc răng của người Nhật?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Hơn chục năm làm việc cho nha khoa Nhật Bản, là bác sĩ chăm sóc răng miệng cho rất nhiều khách hàng Nhật Bản. Tôi có cơ hội mắt thấy tai nghe những thói quen sinh hoạt của người Nhật, đặc biệt là khía cạnh chăm sóc răng miệng.

Một thói quen phổ biến ở hầu hết mọi người Nhật đó chính là mang theo bàn chải đi làm, đi học. Người Nhật rất coi trọng đảm bảo hơi thở thơm tho và đảm bảo nụ cười tươi để mang lại thiện cảm cho những người đối diện, và đây được coi là phép lịch sử tối thiểu.

Nhờ những thói quen tốt này mà từ năm 1984, tỷ lệ sâu răng ở người trưởng thành Nhật Bản đều giảm dần theo mỗi năm. Đồng thời, số lượng răng tự nhiên ở người già được tăng lên đáng kể. Tỷ lệ này có được là nhờ thói quen chăm sóc răng miệng vô cùng cẩn thận của người Nhật được rèn luyện ngay từ nhỏ.

Ở Nhật, trẻ em được hướng dẫn chải răng từ rất sớm. Tại nhiều gia đình, đây còn được coi là một hoạt động chung hằng ngày để gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Rất dễ dàng để tìm kiếm những loại bàn chải có khả năng gấp gọn để người dùng có thể dễ dàng mang theo trong túi mỗi khi ra ngoài ăn hay sử dụng sau khi ăn ở công sở. Thông thường, mọi người sẽ chải răng 3 lần sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần vệ sinh răng miệng sẽ đầy đủ các bước như: chải răng, tăm chỉ nha khoa, máy tăm nước,…để loại bỏ hoàn toàn thức ăn và mảng bám.

Đặc biệt, việc đến nha sĩ để thăm khám răng định kỳ được thực hiện một các vô cùng nghiêm túc.

Quả thật, việc chăm sóc răng miệng đều đặn hàng ngày là yếu tố tiên quyết để có được một hàm răng khỏe mạnh.

Là một bác sĩ nha khoa, tôi nhận thức rất rõ ràng tầm quan trọng của thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày. Đây được coi là yếu tố then chốt quyết định giúp có được sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.

Bác sĩ Thái hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Ngoài răng, thì chăm sóc nướu cũng là yếu tố cần thiết để giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến viêm nướu, viêm nha chu, hơi thở có mùi khó chịu.

Khi ở Nhật và thăm khám răng cho người Nhật, tôi thấy răng người Nhật thường xuyên sử dụng loại bàn chải chuyên dụng để chăm sóc nướu. Loại bàn chải này được thiết kế chuyên dụng với các sợi tơ mỏng chỉ khoảng 0.02mn nhưng vẫn rất bền và dẻo. Nhờ đó mà có thể len lỏi vào các ngóc ngách trong miệng. Ngoài ra, nhờ có thiết kế đặc biệt nên tác động của bàn chải chuyên dụng chỉ nhẹ nhàng gấp 3 lần bàn chải răng thông thường nên không gây ra những tổn hại cho nướu.

 Ngoài chế độ chăm sóc răng miệng thì chế độ ăn uống của người Nhật cũng giúp ích rất nhiều cho sức khỏe răng miệng như:

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Nên ưu tiên các loại thực phẩm sữa ít béo để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho răng và nướu, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Ưu tiên ăn nhiều cá, đậu nành để cung cấp đủ các chất béo tốt và protein cho răng và nướu.
  • Uống các loại thực phẩm như trà xanh để giảm bớt lượng axit trong miệng, tái khoáng cho răng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường, muối và các chất bảo quản để giúp giảm nguy cơ viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu.

Thực phẩm tốt cho răng miệng

Đây là một số những thói quen tốt mà cho răng miệng của người Nhật mà tôi nghĩ răng chúng ta có thể học hỏi và tham khảo để chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả hơn.

Ông bà ta xưa thường có câu: “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Đúng là như vậy, mỗi ngày để chăm sóc răng miệng hằng ngày bạn chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn với chi phí thấp. Tuy nhiên, khi đã bị sâu răng, viêm nha chu hay mất răng thì bạn  có thể sẽ mất đi rất nhiều thời gian và chi phí để chữa trị và điều trị.

Bác sĩ Thái hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Đặc biệt bạn còn phải chịu đựng những khó chịu và cơn đau đớn do các bệnh về răng gây ra. Những vấn đề về răng miệng thường ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống của mỗi người. Việc chăm sóc răng không đúng cách cũng có thể khiến cho  bạn mất đi sự tự tin, ảnh hưởng đến ngoại hình khi có tình trạng sức khỏe răng miệng không đảm bảo.

Mong rằng những kiến thức trên giúp bạn có thể chăm sóc răng miệng đúng cách và sở hữu một hàm răng khỏe mạnh!

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các câu chuyện khác

Liệu ngành bác sĩ nha khoa có thể được thay thế bằng Al?
Messenger
0987.933.309