Sâu Răng Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Sâu răng là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều người có thể gặp phải, không phân biệt về độ tuổi cũng như giới tính. Nguyên nhân gây sâu răng đa phần là do người bệnh chăm sóc răng miệng không tốt hay không đúng cách, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, tấn công bề mặt và cấu trúc răng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng sâu răng cũng như tìm được phương pháp điều trị phù hợp, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Tình trạng này là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, thường xuyên ăn các loại đồ ăn, đồ uống có đường.

Được biết, sâu răng mà một trong những vấn đề thường gặp nhất trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm nếu người bệnh không có các biện pháp khắc phục phù hợp. Bệnh sẽ ngày càng trở nặng và ăn sâu vào các lớp của răng, gây đau nhức, nhiễm trùng nghiêm trọng và thậm chí là mất răng.

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương

Một số loại sâu răng thường gặp

Có nhiều loại sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là chi tiết về các loại sâu răng thường gặp:

  • Sâu răng cửa: Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Lỗ sâu sẽ thường xuất hiện ở bề mặt nhai của răng cửa hoặc giữa các kẽ răng. 
  • Sâu chân răng: Tình trạng này sẽ thường xuất hiện ở người lớn tuổi khi phần nướu răng bị tụt, khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Sâu chân răng thường xuất phát khi vi khuẩn tích tụ trên răng quá nhiều, tạo thành mảng bám và cao răng. Lúc này, người bệnh có thể bị viêm nướu, dẫn đến tụt nướu và lộ chân răng.
  • Sâu răng hàm: Đay là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, nhất là ở người lớn. Sâu răng hàm thường xảy ra trên bề mặt nhai của răng hàm.
  • Sâu răng thứ phát: Thường xảy ra xung quanh các khu vực răng đã được trám hoặc mão răng. Tình trạng sâu răng này có thể là do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám.

Nguyên nhân gây sâu răng

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng sâu răng trong cuộc sống hằng ngày.

  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ răng sau khi ăn uống những đồ ăn sẫm màu hay sử dụng bàn chải kém chất lượng có thể khiến các mảng bám không được làm sạch, tích tụ và gây sâu răng.
  • Đánh răng không đúng cách: Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, bạn cần chải răng theo đúng kỹ thuật. Răng nên chải theo chiều dọc răng hoặc xoay vòng tròn. Bàn chải sử dụng là lông mềm, mảnh, giúp làm sạch các kẽ răng.
  • Ăn đồ ngọt quá nhiều: Việc ăn những đồ ăn có nhiều đường, chất béo như sữa, bánh quy, socola, kem sẽ rất dễ bám vào răng, khó làm sạch khiến vi khuẩn tích tụ.
  • Thường xuyên ăn vặt: Trong các đồ ăn vặt hay đồ uống có chứa rất nhiều chất axit gây hại cho răng. Việc sử dụng với số lượng nhiều sẽ khiến răng bị sâu.
  • Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu: Vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào răng nếu chân răng hay răng đã bị yếu. Tạo thành các mảng bám và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Rối loạn tiêu hóa: Việc ăn uống thất thường như ăn quá nhiều, ăn khuya, không đúng giờ giấc gây rối loạn tiêu hóa, khiến răng bị sâu.
Các đồ ăn vặt có chứa rất nhiều chất axit gây hại cho răng
Các đồ ăn vặt có chứa rất nhiều chất axit gây hại cho răng

Dấu hiệu sâu răng

Tùy vào mức độ cũng như vị trí sâu răng sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong thời gian đầu khi răng bị sâu sẽ khó có thể nhận biết. Sau một thời gian, người bệnh có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh gặp tình trạng chảy máu ở nướu răng hoặc các tình trạng của bệnh nướu răng.
  • Đau răng tự phát trong thời gian dài hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Khi ăn các đồ cứng, răng sẽ bị đau và trở nên nhạy cảm hơn khi ăn đồ nóng và lạnh.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Miệng có tình trạng bị hôi hay vị khó chịu trong miệng.
  • Khi há miệng, người bệnh có thể thấy trên răng xuất hiện lỗ màu nâu hoặc đen trên bề mặt của răng.

Biến chứng nguy hiểm gây sâu răng

Nếu tình trạng sâu răng diễn ra trong thời gian dài và không khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau:

  • Mất răng: Chân răng, nướu sẽ bị suy yếu, lung lay thậm chí là gãy rụng khi bị vi khuẩn tấn công.
  • Viêm nha chu: Sâu răng sẽ khiến nướu nhạy cảm hơn, sưng tấy đỏ, bị viêm và dễ chảy máu hơn.
  • Gây ra các bệnh lý khác: Việc không điều trị sâu răng sớm sẽ khiến vi khuẩn lây lan tới những bộ phận khác trên cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải một vài bệnh lý như đau đầu, căng thẳng, thường xuyên sốt cao hoặc sưng mặt,…
  • Viêm tủy răng: Lúc này, cấu trúc của răng sẽ bị ảnh hưởng khiến vi khuẩn tấn công sâu vào tủy và gây viêm tủy. Nếu nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng hoại tử, dẫn tới tình trạng viêm xương hàm, u nang chân răng,…
  • Áp xe răng: Tình trạng này sẽ xảy ra khi người bệnh bị sâu răng ở mức độ nặng. Nướu lúc này sẽ có thể bị sưng tấy, mưng mủ và khiến hơi thở có mùi khó chịu.
âu răng sẽ khiến nướu nhạy cảm hơn, sưng tấy đỏ
âu răng sẽ khiến nướu nhạy cảm hơn, sưng tấy đỏ

Các cách điều trị bệnh sâu răng

Khi gặp phải tình trạng sâu răng, bạn cũng không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể khắc phục bằng những phương pháp bên dưới đây.

  • Dùng Florua: Phương pháp này sẽ sử dụng florua ở dạng lỏng, gel, bọt hoặc dầu bóng để chải lên răng. Sau khi thực hiện một thời gian, người bệnh sẽ thấy men răng dần phục hồi, mang lại hiệu quả điều trị khá tốt.
  • Trám răng: Đây là phương pháp phổ biến được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Trám răng sẽ giúp lấp đầy lỗ bằng vật liệu khác nhau như nhựa tổng hợp có màu răng, sứ hoặc hỗn hống nha khoa (chất dùng để thay thế mô răng hư tổn do sâu răng gây ra hoặc phục hồi các chấn thương nứt vỡ làm hư hại mô răng).
  • Lắp răng sứ: Nếu tình trạng bệnh đã tiến triển mạnh hơn, người bệnh có thể tiến hành lắp răng sứ.
  • Lấy tủy: Nếu sâu răng đã lấn tới tủy, buộc người bệnh cần lấy tủy răng, lấp đầy ống tủy và buồng tủy bằng một vật liệu trám đặc biệt để khắc phục chiếc răng bị hư hỏng nặng hoặc bị nhiễm trùng thay vì nhổ bỏ.
  • Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp trên thì cách suy nhất là nhổ bỏ chiếc răng này.

Cách phòng ngừa sâu răng

Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng cũng như giúp kiểm soát tình trạng bệnh, bạn cần lưu ý tới những cách phòng ngừa được chia sẻ bên dưới đây.

  • Đánh răng thường xuyên: Sử dụng kem đánh răng có chứa florua, đánh răng đều đặn 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng thay vì tăm tre. 
  • Dùng nước súc miệng: Việc sử dụng nước súc miệng sẽ làm giảm nguy cơ gây sâu răng, giúp khoang miệng loại sạch vi khuẩn gây hại.
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên: Người bệnh nên thăm khám nha sĩ thường xuyên để được kiểm tra và có các biện pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Trám bít hố rãnh: Sử dụng một lớp nhựa phủ bảo vệ được áp dụng cho bề mặt nhai của răng hàm. Giúp bịt kín các rãnh và vết nứt khiến thức ăn lọt vào bên trong, bảo vệ men răng khỏi mảng bám và axit. 
  • Tránh ăn vặt và nhấm nháp thường xuyên: Khi thường xuyên ăn vặt sẽ giúp vi khuẩn trong miệng tạo ra axit có thể phá hủy men răng, răng sẽ bị vi khuẩn tấn công liên tục.
  • Ăn thức ăn có lợi cho răng: Một vào loại một số loại thực phẩm và đồ uống tốt cho răng miệng như trái cây và rau quả tươi làm tăng tiết nước bọt và cà phê không đường, trà và kẹo cao su không đường giúp làm sạch các mảnh thức ăn.
  • Phương pháp điều trị kết hợp: Nhai kẹo cao su không đường cùng với florua theo toa và nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.
Người bệnh nên thăm khám nha sĩ thường xuyên, đúng định kỳ
Người bệnh nên thăm khám nha sĩ thường xuyên, đúng định kỳ

Bài viết này đã tổng hợp được hết các thông tin chi tiết về tình trạng sâu răng cũng như nguyên nhân gây bệnh, biến chứng và cách điều trị. Hơn hết, người bệnh cần chú ý hơn tới việc chăm sóc răng miệng để tránh làm hư tổn đến răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sâu răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Messenger zalo
0963.526.780