Quy Trình Trồng Răng Chuẩn Y Khoa An Toàn, Hiệu Quả

Trồng răng giả là giải pháp phục hình răng giả hiệu quả, nhanh chóng, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng. Mỗi phương pháp phục hình răng giả khác nhau có thời gian, các bước thực hiện không giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình trồng răng chuẩn Y khoa đều tuân thủ đầy đủ 5 bước để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. 

Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang

Đầu tiên để biết tình trạng răng miệng của khách hàng, bác sĩ cần thăm khám và chụp X-quang, có thể yêu cầu khách hàng thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Qua đó, bác sĩ sẽ nắm rõ được bệnh lý nha khoa, mức độ răng hư tổn, số lượng và vị trí răng cần trồng. Đặc biệt với trường hợp cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ loại bỏ khả năng khách hàng mắc bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, máu khó đông gây cản trở quá trình trồng răng.

Khách hàng được chụp X-quang để bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng
Khách hàng được chụp X-quang để bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng

Bước 2: Tư vấn, lên kế hoạch trồng răng sứ

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ tư vấn với khách hàng về tình trạng răng miệng, dựa vào nhu cầu của từng người để tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất.

Sau khi đã thống nhất giữa khách hàng và bác sĩ về kỹ thuật trồng răng, loại răng sứ, trụ Implant, thời gian, chi phí thực hiện, bác sĩ lên kế hoạch chi tiết, hai bên ký hợp đồng.

Bước 3: Gây tê và mài cùi

Ở bước này, khách hàng được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị dứt điểm bệnh răng miệng nếu có. Với trường hợp bắc cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ và mài cùi hai răng kế cạnh vị trí răng đã mất theo một tỷ lệ đã được tính toán từ trước để gắn mão răng giả lên trên.

Kỹ thuật này yêu cầu bác sĩ thực hiện tỉ mỉ, thận trọng, không xâm lấn răng thật quá nhiều, không đụng đến tủy răng. Riêng phương pháp làm hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant không cần trải qua bước này. 

Bước 4: Cấy trụ Implant

Nếu lựa chọn trồng răng Implant, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ nhằm giảm đau nhức rồi lần lượt cắm trụ Implant vào xương hàm, ngay vị trí mất răng, sau đó lắp khớp nối Abutment để nối dài chân răng, tạo liên kết giữa trụ răng và mão sứ.

Một số trường hợp có xương hàm bị tiêu nặng do mất răng lâu năm, xương hàm quá mỏng, không đủ giữ trụ Implant, bị nha chu hoặc nhiễm trùng nặng thường cần nâng xoang trước khi cấy trụ Implant nhằm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cấy ghép xương hàm về sau.

Bước 4: Lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ

Sau khi kết thúc quá trình mài răng, bác sĩ tiến hành lấy dấu mẫu hàm bằng công nghệ Scan 3D, tiếp đó gửi thông tin về răng miệng, mẫu hàm đến phòng Labo để chế tác răng sứ đúng nhu cầu, tình trạng răng miệng của khách. Răng sứ được thiết kế đúng chuẩn về màu sắc, kích thước, hình dàng.

Quá trình này diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày, trong thời gian này khách hàng được gắn răng tạm để đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ.

Bác sĩ lấy dấu hàm để thiết kế mão sứ
Bác sĩ lấy dấu hàm để thiết kế mão sứ

Bước 5: Gắn mão sứ

Với phương pháp làm răng giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ, khi mão sứ được hoàn thành, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng quay trở lại nha khoa để gắn mão sứ, đảm bảo sát khít, ôm sát nướu, không bị hở, kênh, lệch, cộm vướng và cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng.

Riêng trường hợp trồng răng Implant cần đợi từ 3 – 6 tháng để xương hàm tích hợp vào xương mới có thể gắn mão sứ lên trên.

Sau khi quá trình trồng răng kết thúc, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để đạt hiệu quả tốt, tránh biến chứng và duy trì tuổi thọ lâu dài. Ngoài ra, khách hàng cũng được hẹn lịch tái khám những lần tiếp theo. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bạn có thể tham khảo một số cách tiết kiệm chi phí niềng từ chuyên gia
Messenger zalo
0963.526.780