Quy Trình Nhổ Răng Chuẩn Y Khoa, Không Đau, Không Chảy Máu
Trong trường hợp răng bị sâu, hỏng tủy, nứt vỡ hoặc răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng không còn thực hiện chức năng ăn nhai, thậm chí gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng khác trong khoang miệng sẽ cần nhổ bỏ. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu quy trình nhổ răng 6 bước đúng chuẩn Y khoa không đau, không chảy máu đang được các nha khoa áp dụng.
Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang và tư vấn
Nhổ răng là thủ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không tuân thủ đúng quy trình hoặc để xảy ra sai sót. Vì thế trước khi tiến hành loại bỏ chân răng, các bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đầu tiên người bệnh được hỏi thông tin liên quan đến tiểu sử bệnh, chắc chắn không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao hay máu khó đông. Sau đó bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng xương hàm, vị trí răng cần nhổ, tổ chức dây chằng, mạch máu, dây thần kinh quanh chân răng.
Ở bước này, bác sĩ cũng tư vấn phương pháp nhổ răng phù hợp như dùng kìm, dùng bẩy hay dùng máy nhổ răng hiện đại. Sau khi cả hai bên đã thống nhất phương án thực hiện sẽ ký hợp đồng.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, sát khuẩn
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình nhổ răng, các bác sĩ cần vệ sinh khoang miệng của người bệnh thật sạch, cho sử dụng nước súc miệng chứa flour giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bên trong kẽ răng. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành sát khuẩn vị trí nhổ răng để tránh viêm nhiễm.
Bước 3: Gây tê
Gây tê là bước khá quan trọng trong quy trình nhổ răng. Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng của từng người để gây tê cục bộ ngay tại vị trí nhổ răng với liều lượng và loại thuốc phù hợp. Gây tê có tác dụng giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi bác sĩ loại bỏ răng ra khỏi hàm. Bạn có thể yên tâm vì hiện nay các nha khoa đều sử dụng thuốc tê tốt, cho hiệu quả nhanh, mạnh, không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Trước lúc gây tê, bác sĩ thường bôi tê lên vị trí cần tiêm, sau đó chích kim tiêm thuốc tê vào miệng. Khi thuốc ngấm vào, người bệnh gần như không có cảm giác trong suốt quá trình nhổ răng.
Bước 4: Nhổ răng
Trong quy trình nhổ răng, đây là bước mất nhiều thời gian nhất, cần sự tỉ mỉ, thận trọng của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể sử dụng kìm, bẩy hoặc máy thông minh để nhổ răng, tùy vào phương án đã được hai bên thống nhất từ đầu. Thông thường nhổ răng bằng kìm hay bẩy chỉ sử dụng cho các răng có vị trí ở ngoài, dễ nhổ, không liên kết nhiều dây thần kinh. Nhổ răng bằng thiết bị sóng siêu âm Piezotome cho hiệu quả tốt, hạn chế xâm lấn, đau nhức và tránh biến chứng, rủi ro cho người bệnh.
Bước 5: Khâu vết thương
Sau khi đã nhổ răng xong, bác sĩ tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước tinh khiết rối khâu vết thương bằng chỉ nha khoa. Lúc này bệnh nhân được chỉ định nghỉ ngơi tại chỗ để theo dõi, đồng thời cắn bông gòn cầm máu trong khoảng 1 tiếng sau nhổ răng.

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
Khi bệnh nhân ổn định, không xảy ra vấn đề bất thường, máu không chảy ra nhiều, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh tại nhà. Ngoài ra, tại một số nha khoa, người bệnh cũng được hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương, xử lý vấn đề khác nếu có.
Quy trình nhổ răng tại mỗi phòng khám có thể không giống nhau hoàn toàn, tuy nhiên đều tuân thủ đúng 6 bước chuẩn Y khoa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng, tránh biến chứng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến nha khoa để được tư vấn cụ thể, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, thời gian cũng như tài chính trước khi nhổ răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!