Niềng răng mắc cài sứ là gì? Những điều bạn cần biết về niềng răng sứ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái

Giám đốc chuyên môn Hệ thống nha khoa ViDental

Niềng răng mắc cài sứ là một sự lựa chọn tối ưu cho những người có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ với một mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được những kiến thức cần thiết về phương pháp niềng răng này.

Nhằm cung cấp những kiến thức nha khoa hữu ích cho bạn độc, tôi đã viết bài viết này nhằm tổng hợp tất cả các kiến thức cần thiết mà bạn đọc cần biết trước khi quyết định niềng răng. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng và an tâm bước vào hành trình niềng răng.

Niềng răng mắc cài sứ là gì? 

Tương tự với phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại, phương pháp niềng răng mắc cài sứ sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tạo một hệ thống lực nhằm kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Điểm khác biệt duy nhất đó là phương pháp này sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu sắc tương đồng với màu răng nên có tính thẩm mỹ hơn

Niềng răng mắc cài sứ - BS Thái niềng răng

Các phương pháp niềng răng mắc cài sứ phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 2 dạng mắc cài sứ phổ biến, đó chính là:

Mắc cài sứ truyền thống

Phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ truyền thống sẽ sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để cố định lên răng, dây cung thì nằm trên rãnh của mắc cài. Từ đó tạo ra một hệ thống lực để kéo răng dịch chuyển vào đúng vị trí mong muốn. Điều đặc biệt của phương pháp này là sử dụng thun nha khoa để cố định dây cung vào các rãnh mắc cài

Mắc cài sứ tự buộc

Khác với phương pháp niềng răng mắc cài sứ truyền thống, phương pháp mắc cài sứ tự buộc không sử dụng dây thun để cố định dây cung và mắc cài mà được thiết kế riêng biệt với chốt đóng tự động. Các mắc cài sứ được thiết kế chốt đóng tự động ngay ở trên rãnh của các mắc cài. Do đó mà có thể thay thế dây chun so với mắc cài truyền thống.

Ưu điểm của mắc cài sứ tự buộc là giúp hỗ trợ đóng mở một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt, giúp giữ chắc dây cung trong các rãnh mắc cài và giúp dây cung trượt tự do. Ngoài ra, việc sử dụng các nắp trượt tự động thay cho thun  buộc sẽ giúp người đeo niềng hạn chế tối đa những sự khó chịu khi bị dây thun siết chặt vào răng.

Mắc cài tự động giúp tạo ra lực kéo ổn định và đều đặn trên bề mặt răng. Từ đó giúp răng dịch chuyển đúng vị trí như mong muốn, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao trong thời gian ngắn hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Bên cạnh đó, mắc cài sứ tự động được thiết kế bo 4 góc nên rất dễ vệ sinh nên hạn chế tối đa nhưng bất tiện trong vệ sinh gây ra trong quá trình niềng răng, giảm nguy cơ các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi,…

Tuy nhiên, mắc cài sứ tự buộc có một nhược điểm duy nhất so với mắc cài sứ truyền thống đó là chi phí cao hơn.

Nhìn chung, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng kinh tế mà tôi sẽ tư vấn cho khách hàng của mình những phương pháp niềng răng sao cho phù hợp nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong chỉnh nha, tôi thấy rằng phương pháp niềng răng mắc cài sứ sẽ có những ưu điểm và hạn chế cơ bản sau đây:

Ưu điểm

  • Có tính thẩm mỹ cao: Mắc cài sứ được làm từ các vật liệu sứ cao cấp. Chất liệu này có màu sắc tương đồng với màu sắc của răng thật nên giúp tạo ra một nụ cười tự tin và tự nhiên hơn so với phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại.
  • Khả năng chịu lực tốt: Sứ là một vật liệu có khả năng chịu lực cao, giúp răng di chuyển một cách ổn định và không làm hỏng cấu trúc của răng.
  • Dễ dàng chăm sóc và vệ sinh: Răng mắc cài sứ có thể được dễ dàng làm sạch hơn so với các loại niềng răng khác, do đó giảm nguy cơ bệnh nướu và sâu răng.

Hạn chế

  • Giá cả cao: Niềng răng mắc cài sứ thường đắt hơn so với các phương pháp điều trị khác như niềng răng mắc kim loại.
  • Độ vướng víu: Thông thường, mắc cài sứ sẽ có kích thước to hơn một chút so với mắc cài kim loại. Do đó sẽ chiếm nhiều diện tích trong khoang miệng hơn, có thể gây ra một chút vướng víu khi mới đầu đeo niềng. Tuy nhiên, sau khi làm quen với mắc cài thì cảm giác sẽ dễ chịu hơn rất nhiều và đây không phải là một vấn đề quá lớn.
  • Có khả năng bị nứt hoặc vỡ: Sứ có thể nứt hoặc vỡ do các lực va đập mạnh, có thể xảy ra trong các tình huống không mong muốn.
  •  Yêu cầu độ chính xác cao: Để đạt được kết quả tốt nhất, quá trình chế tạo niềng răng mắc cài sứ yêu cầu sự chính xác và chăm sóc kỹ lưỡng từ phía chuyên gia nha khoa.

Quy trình niềng răng mắc cài sứ CHUẨN Y KHOA

Niềng răng là một quá trình dài và tương đối phức tạp nên yêu cầu được thực hiện một cách cẩn thận, chỉn chu. Đối với Nha khoa ViDental hiện tôi đang công tác, quy trình niềng răng được thực hiện với 6 bước chuẩn Y khoa như sau: 

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp phim

Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện một cuộc đánh giá tổng thể về tình trạng nướu, răng, và xương hàm của khách hàng.

Sau đó, khách hàng sẽ được chụp phim bằng máy CT Conebeam, từ đó giúp căn cứ để bác sĩ đánh giá chi tiết về cấu trúc xương hàm và các vị trí răng hiện tại trên cung hàm.

Tại bước này, bác sĩ cũng sẽ phát hiện và ghi nhận ngay từ đầu các bệnh lý răng miệng ngay từ đầu và có phương án điều trị trước khi tiến hành niềng răng.

Bác sĩ Thái thăm khám tổng quát cho khách hàng

  • Bước 2:Tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Như tôi đã phân tích, bất kỳ phương pháp niềng răng nào đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Dựa trên thông tin chụp phim về tình trạng cụ thể của khách hàng cùng với việc tìm hiểu về mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp niềng răng phù hợp nhất

  • Bước 3: Lên kế hoạch điều trị

Sau khi đã chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ nghiên cứu và xây dựng lên một kế hoạch điều trị chi tiết dành cho khách hàng. Kế hoạch sẽ bao gồm việc xử lý hoàn toàn các bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành niềng răng.

Khách hàng cũng sẽ được gia vào quá trình lên kế hoạch điều trị, bày tỏ những nhu cầu và mong muốn để bác sĩ có được sự điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất có thể.

  • Bước 4: Tiến hành niềng răng

Sau khi điều trị hết các bệnh lý nha khoa, sức khỏe răng miệng đã ổn đinh thì bác sĩ sẽ bắt đầu lắp hệ thống mắc cài và dây cung lên bề mặt răng để bắt đầu quá trình niềng răng.

  • Bước 5: Theo dõi quá trình niềng răng
    Trong suốt quá trình niềng răng, khách hàng sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe. Trong suốt quá trình niềng, khách hàng cần tuân thủ tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 6 – 24 tháng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng khách hàng. Việc theo dõi và thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi, điều chỉnh và xử lý các vấn đề phát sinh một cách kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.
  • Bước 6: Kết thúc quá trình niềng răng

Sau khi tất cả các răng đã được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm và khớp cắn được đưa về đúng chuẩn, quá trình niềng niềng răng gần như đã được kết thúc. Sau khi răng ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng.

Tuy nhiên, khách hàng cần đeo hàm duy trì để giúp các răng được ổn định tại vị trí mới trong thời gian khoảng từ 12 – 24 tháng tiếp theo nhằm tránh tình trạng răng chạy lại.

Chia sẻ các bí quyết lựa chọn địa chỉ niềng răng mắc cài sứ uy tín, an toàn

Việc chọn một địa chỉ niềng răng uy tín và an toàn là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng quá trình niềng răng được diễn ra một cách an toàn, thuận lợi. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn lựa chọn địa chỉ niềng răng đáng tin cậy:

  • Kiểm tra bằng cấp và chứng chỉ: Đảm bảo rằng các bác sĩ nha khoa tại cơ sở niềng răng có bằng cấp và chứng chỉ cần thiết. Bạn có thể kiểm tra thông tin này qua trang web của bác sĩ hoặc cơ sở nha khoa.
  • Xem xét đánh giá từ những khách hàng trước đây: Điều này giúp bạn có được những đánh giá chân thực về chất lượng dịch vụ tại nha khoa đó;
  • Tìm hiểu thông tin trên Internet: Google và các mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin của nha khoa trên Internet, từ đó có được những đánh giá ban đầu trước khi quyết định đến trực tiếp nha khoa để thăm khám.
  • Thăm khám và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ: Đến trực tiếp nha khoa để thăm khám trước khi quyết định. Việc gặp gỡ bác sĩ và đội ngũ nhân viên sẽ giúp bạn đánh giá thái độ chuyên nghiệp và chất lượng cơ sở vật chất tại Nha khoa.

Hiện nay, tôi đang công tác và làm việc tại Nha khoa ViDental. Đây là hệ thống nha khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC về trình độ bác sĩ, trang thiết bị sử dụng, công nghệ. Các bạn có thể tìm hiểu và tham khảo.

Giải đáp những thắc mắc về phương pháp niềng răng mắc cài sứ

Tâm lý của mọi người trước khi niềng răng thường thì rất hay lo lắng, băn khoăn về rất nhiều vấn đề. Để có được một quá trình niềng răng hiệu quả, an toàn bạn cần bị trước về thời gian, chuẩn bị sẵn tâm lý và dự trù các khoản chi phí cần thiết. Bạn cũng cần nắm rõ về quy trình thực hiện, những lưu ý trước và sau khi chỉnh nha để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất có thể.

Với rất nhiều thắc mắc của khách hàng, tôi liệt kê và giải đáp một số những câu hỏi thường gặp. Mong răng nó sẽ giúp ích được cho nhiều bạn đọc

Niềng răng mắc cài sứ tốn thời gian bao lâu?

Theo thống kê trung bình, mỗi ca niềng răng mắc cài sứ sẽ cần thời gian thực hiện từ 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài:

  • Nếu tuân thủ đúng cách các hướng dẫn về chăm sóc răng miệng từ bác sĩ thì thời gian niềng có thể sẽ được rút ngắn. Ngược lại, nếu về sinh răng miệng không đảm bảo, việc ăn uống chưa khoa học sẽ tăng khả năng bị bung hoặc vỡ mắc cài. Từ đó có thể khiến thời gian niềng răng kéo dài lâu hơn.
  • Thời gian niềng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người. Chẳng hạn như những người mắc phải các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu thì cần điều trị bệnh lý trước. Do đó, tổng thời gian điều trị sẽ bị kéo dài.

Niềng răng mắc cài sứ cần thời gian bao lâu?

Niềng răng mắc cài sứ có đau không?

Tương tự với các phương pháp chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài sứ cũng gây ra những khó chịu nhất định trong việc siết răng và dịch chuyển các răng về vị trí đúng chuẩn trên cung hàm. Khi răng đang ở một vị trí cố định được tác động lực để dịch chuyển sang một vị trí khác thì chắc chắn sẽ ít nhiều gây đau nhức trong quá trình dịch chuyển.

Tuy nhiên, mức độ đau sẽ ở mức có thể chịu đựng được và chỉ xuất hiện trong bài ngày đầu khi mới siết răng. Mức độ và tần suất đau còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Đau khi nhổ răng tạo khoảng: Đối với một số trường hợp sẽ yêu cầu cần phải nhổ răng để tạo khoảng cách giúp cho các răng có các răng có khoảng trống để dịch chuyển dễ dàng. Sau khi nhổ răng, khách hàng sẽ cảm thấy hơi ê nhức sau khi thuốc tê hết tác dụng.
  • Đau khi tách kẽ răng: Tách kẽ răng cũng là một phương pháp phổ biến giúp tạo khoảng để đặt khí cụ. Thông thường sẽ được thực hiện trước khi gắn mắc cài lên răng. Khi ấy, bạn có thể sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này cũng sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Đau khi gắn mắc cài: Sau khi gắn mắc cài sứ lên răng, khoang miệng sẽ cần thời gian để làm quen với khí cụ. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy rất vướng víu và ê buốt. Ngoài ra, các phần sắc nhọn của mắc cài, dây cung có thể đâm vào phần mô mềm gây ra các tổn thương nhỏ, nốt nhiệt
  • Đau sau những lần siết răng định kỳ: Trong suốt quá trình chỉnh nha, khách hàng cần đến siết răng định kỳ và tái khám nhằm theo dõi quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí. Quá trình này có thể gây ra một số đau nhức nhất định.

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài sứ? Phương pháp nào nhiều ưu điểm hơn?

Quyết định giữa việc sử dụng niềng răng trong suốt Invisalign và niềng răng mắc cài sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng răng của bạn, ưu tiên cá nhân, và sự thoải mái khi sử dụng.

  • Niềng răng trong suốt Invisalign:
      • Ưu điểm:
        • Thẩm mỹ tuyệt đối : Invisalign là lựa chọn ưa thích của nhiều người vì nó không thấy rõ bên ngoài. Bạn có thể tháo ra khi ăn uống và đánh răng.
        • Thoải mái: Thường thoải mái hơn so với niềng răng cài sứ, không gây tổn thương cho lợi nướu và niêm mạc trong miệng.
        • Dễ chăm sóc răng: Bạn có thể dễ dàng tháo rời để đánh răng và sử dụng chỉnh răng hàng ngày.
      • Nhược điểm:
        • Khả năng điều trị hạn chế: Invisalign thích hợp cho các trường hợp chỉnh răng nhẹ đến trung bình, không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó.
  • Niềng răng mắc cài sứ:
    • Ưu điểm:
      • Hiệu quả cho các trường hợp phức tạp: Niềng răng cài sứ thường được sử dụng cho những trường hợp cần điều trị nhiều hơn, bao gồm cả các vấn đề về cấu trúc xương hàm.
      • Điều trị mạnh mẽ hơn: Có thể điều chỉnh răng hiệu quả hơn trong một số tình huống.
    • Nhược điểm:
      • Rõ ràng hơn: Niềng răng mắc cài sứ có thể trở nên rõ ràng hơn và gây tổn thương nhỏ cho lợi nướu và niêm mạc trong miệng.
      • Khó chăm sóc: Vì cài sứ không thể tháo rời, việc chăm sóc răng có thể khó khăn hơn.

Khi bạn quyết định giữa niềng răng trong suốt Invisalign và niềng răng mắc cài sứ, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ nha khoa để xác định xem phương pháp nào phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn và ưu tiên cá nhân.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết về niềng răng sứ để có thể đưa ra được lựa chọn niềng răng tốt nhất cho bản thân. Nếu có vẫn còn những khó khăn, thắc mắc chưa được giải đáp hay muốn đặt lịch tư hãy liên hệ hay để lại thông tin để tôi có thể hỗ trợ bạn tốt nhất!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Giá niềng răng 1 hàm
Giá Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Mới Nhất Và Cách Giảm Chi Phí
11 Biến Chứng Niềng Răng Có Thể Gặp - Không Nên Xem Thường
Quy Trình Niềng Răng Đúng Chuẩn Y Khoa Diễn Ra Thế Nào?
Messenger
0987.933.309