Cô Nguyễn Thị Hồng, 63 tuổi
Tình trạng ban đầu: Mất 5 răng liền kề nhau
Thời gian: 3 tháng
Phác đồ điều trị: trồng 4 trụ Implant
Hình ảnh khách hàng
Câu chuyện khách hàng
Người mắc bệnh tiểu đường liệu có trồng răng Implant được không?
Lần này tới thăm khám tại nha khoa ViDental của tôi cũng là lần khám răng thứ 3 của cô Hồng. Sáng hôm ấy cô cầm trên tay phim chụp CT tới, lời nói khẩn khoản tâm sự với tôi: “Tôi thấy bác sĩ được báo đưa tin nhiều, tôi hy vọng gặp bác sĩ lắm mà nay mới có dịp lên Hà Nội để thăm khám. Bác sĩ xem giúp tôi tình trạng của tôi với, tôi khám 2 nơi rồi mà họ bảo không trồng răng được, vì tôi mắc bệnh tiểu đường.”
Đáp lại ánh mắt hy vọng của cô Hồng, tôi trấn tĩnh cô: “Cô cứ bình tĩnh, có duyên biết về tôi rồi hôm nay còn đến tận đây để khám chữa bệnh, tôi cũng sẽ hết mình giúp cô mà, cô yên tâm nhé.” Dứt lời, tôi bảo với cô khách đưa phim chụp cho tôi xem qua. Nắm được tình hình qua phim chụp CT cắt lớp, tôi thăm khám miệng cho cô để có thể đánh giá toàn diện về tình trạng bệnh.
Theo nhận định của tôi, tình trạng của cô không hiếm gặp, đây là hậu quả của bệnh lý sâu răng, cụt gần hết chân răng. Nhưng vấn đề ở đây chính là căn bệnh tiểu đường trước đó từng cản bước quá trình điều trị của cô Hồng. Thông thường, bệnh tiểu đường sẽ làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng khi cấy ghép Implant.
Cô Hồng biết mình bị từ chối điều trị ở 2 lần trước nhưng chưa thực sự hiểu nguyên nhân vì sao các bác sĩ lại không tiếp nhận ca cấy ghép này cho cô. Để cô hiểu, tôi giải thích với cô rằng bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính nghiêm trọng vì người tiểu đường có mức đường huyết không ổn định, khó đông, hệ miễn dịch yếu, dễ viêm nên cản trở rất lớn tới quá trình trồng răng như sau:
- Gây cản trở quá trình lành thường
- Dễ gây nhiễm trùng vùng cấy ghép
- Chất lượng xương hàm bị ảnh hưởng
- Dễ mắc các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng tới mô mềm lân cận vùng cấy ghép
Sau khi tư vấn, thăm khám và giúp bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng cũng như thể trạng của cơ thể, tôi bắt đầu băn khoăn suy nghĩ về phác đồ điều trị. Trường hợp này rất phức tạp và đòi hỏi một phác đồ điều trị như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân trong phạm vi cho phép mà vẫn thực hiện ca cấy ghép thành công.
Khó khăn thế nào rồi cũng sẽ qua!
Sau khi thống nhất phác đồ điều trị cho cô Hồng, tôi đã tổ chức ngay một cuộc họp hội chẩn cùng các bác sĩ phục trách mảng phục hình cấy ghép của nha khoa ViDental nhằm đưa ra phương án tốt nhất, an toàn nhất và tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Đầu tiên, chắc chắn bệnh nhân cần phải được điều trị căn bệnh tiểu đường với chế độ nghiêm ngặt để có thể đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn cho phép, tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Điều này hơi khó khăn đối với một bệnh nhân tiểu đường thâm niên như cô. Tuy nhiên, với chế độ theo dõi chỉ số nghiêm ngặt tại bệnh viện nơi cô điều trị, tôi cũng nhiều lần trao đổi với bác sĩ điều trị tiểu đường cho cô Hồng và thống nhất phương án điều trị, xác định thời gian cấy ghép Implant chính xác nhất.
Cuối cùng, chỉ sau hơn 2 tháng điều trị và kiểm soát tiểu đường, chỉ số đường huyết của cô từ 8.1 mmol/l (khi đói) đã giảm xuống mức 6.5 mmol/l (90 – 130 mg/dl). Đây là chỉ số hoàn hảo trong định mức cho phép cấy ghép Implant được thực hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Quá trình điều trị nhanh chóng được thực hiện ngay sau đó.
Sau ca cấy ghép thành công mĩ mãn và quá trình chờ đợi tích hợp gần 5 tháng, cuối cùng cô Hồng cũng được lắp răng sứ hoàn thiện. Tuy rằng quá trình xương tích hợp có lâu hơn so với thời gian trung bình của các bệnh nhân khác là 3 tháng, nhưng đổi lại cô vẫn được sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ trọn vẹn.
“Chạy chữa khắp nơi không ngờ cũng được như ý nguyện bác ạ”
Cuối cùng, sau bao nhiêu năm chấp nhận mất răng, chấp nhận ăn nhai khó, chấp nhận những cơn đau ê buốt ngày qua ngày cô Hồng cũng cảm nhận được trọn vẹn cảm giác ngon miệng như thế này. Cô rất ưng ý vì sau bao nhiêu năm chịu đựng và chạy chữa, tưởng chừng phải bỏ cuộc nhưng nhờ có sự động viên của bác sĩ và người thân mà cô đã vượt qua được để đến với thành quả ngày hôm nay.
Ngày tái khám gần đây nhất vào tuần trước, cô có dắt theo một người chị em họ hàng gặp tình trạng mất răng lâu năm và mong muốn được tôi tiếp nhận. Tôi rất vui vẻ và đồng ý điều trị cho ca bệnh này, bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của bác sĩ là giúp đỡ bệnh nhân mà.
Cảm ơn cô Hồng vì sự nỗ lực trong hành trình vừa qua và sự tin tưởng của cô đối với người bác sĩ như tôi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!