Lưu trữ Tình trạng - Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa https://drthainguyen.com/tinh-trang Chuyên gia quốc tế chuẩn AIFC Fri, 16 Feb 2024 01:53:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://drthainguyen.com/wp-content/uploads/2023/07/cropped-LogoDrThaiNguyen-01-300x300.png Lưu trữ Tình trạng - Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa https://drthainguyen.com/tinh-trang 32 32 Nguyên Nhân Gãy Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? https://drthainguyen.com/tinh-trang/gay-rang https://drthainguyen.com/tinh-trang/gay-rang#respond Fri, 16 Feb 2024 01:53:07 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17498 Tình trạng gãy răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án khôi phục răng phù hợp với tình […]

Bài viết Nguyên Nhân Gãy Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Tình trạng gãy răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án khôi phục răng phù hợp với tình trạng răng. Dưới đây là các trường hợp răng bị gãy, nguyên nhân cũng như các phương pháp khắc phục hiệu quả. Cùng khám phá ngay bên dưới đây. 

Gãy răng là gì?

Tình trạng gãy một phần hay toàn bộ răng do bị chấn thương, nứt hoặc tách ra khỏi hàm răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, mòn răng, sâu răng, nứt răng. Gãy răng sẽ khiến bạn gặp cảm giác đau đớn, nhạy cảm nếu không được điều trị kịp thời và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nướu, xương hàm và sức khỏe chung. Vậy nên ngay khi gặp tình trạng này, hãy đến các phòng khám nha khoa gần nhất để được thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Tình trạng gãy răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào
Tình trạng gãy răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào

Các trường hợp răng bị gãy vỡ

Gãy răng là một tình trạng mà không ai mong muốn gặp phải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cũng gãy theo nhiều kiểu khác nhau. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.

Gãy răng theo chiều dọc

Khi răng bị gãy theo chiều dọc, bạn cần xác định mức độ tổn thương của răng trước khi đưa ra biện pháp điều trị vì mỗi tình trạng sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau.

Nếu chỉ có phần chân răng bị gãy và phần còn lại vẫn nguyên vẹn, nha sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng. Điều này giúp bảo vệ răng, tránh được vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, nếu răng bị gãy một phần hoặc một nửa theo chiều dọc, tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn và khó có thể bảo tồn được. Trong trường hợp này, việc nhổ bỏ răng bị gãy và thay thế bằng răng giả mới là phương án phù hợp nhất để khắc phục tình trạng này.

Gãy răng theo chiều ngang

Trong trường hợp răng bị gãy theo chiều ngang sẽ yêu cầu biện pháp khắc phục điều trị khác so với trường hợp gãy dọc. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất các phương pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp gãy thân răng lộ tủy, phần trung tâm của răng bị gãy ngang và tủy răng lộ ra ngoài. Đồng thời, phần ngà răng và men răng cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, trong bước đầu tiên bác sĩ sẽ làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ mọi vi khuẩn và nhiễm trùng trong buồng tủy. Nếu phần răng còn lại vẫn đủ chắc khỏe để làm chân cho răng giả, bác sĩ có thể gắn răng giả ngay sau đó để khôi phục hình dáng của răng bị gãy.

Tuy nhiên, nếu phần còn lại của răng không đủ để tạo cùi, bác sĩ sẽ tiến hành tạo cùi giả để gắn mão sứ lên trên. Cùi răng giả sẽ giúp mão răng sứ được cố định và bền chắc hơn sau khi điều trị.

Gãy chân răng

Khi cả chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá nghiêm trọng, thường chân răng vẫn có thể được giữ lại và điều trị tương tự như trường hợp răng bị gãy ngang. Tuy nhiên, nếu xương ổ răng và chân răng bị tổn thương ở mức độ nặng, việc nhổ răng gãy là cần thiết để bảo tồn xương ổ răng.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X- quang để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương của chân và tủy răng. Sau khi nhổ, bạn có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant hoặc bắc cầu răng sứ để khôi phục chức năng của răng.

Gãy răng có ảnh hưởng gì không?

Khi gặp tình trạng gãy răng sẽ có những ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hàng ngày? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây.

Gãy răng ảnh hưởng đến việc ăn uống

Răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn uống. Khi bị gãy, cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến khả năng nhai. Nếu các răng cửa bị gãy, khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sẽ bị lệch, gây khó khăn khi cắn và xé thức ăn.

Trường hợp gãy các răng hàm sẽ càng nguy hiểm hơn vì chúng có vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn. Mất các răng hàm có thể dẫn đến việc nhai một bên, gây lệch lạc giữa hai hàm và ảnh hưởng đến khớp thái dương.

Khi bị gãy, cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến khả năng nhai
Khi bị gãy, cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến khả năng nhai

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng

Tình trạng răng bị gãy dù là gãy một phần hay toàn bộ sẽ đều gây ảnh hưởng tới bề mặt của răng, tạo ra những hốc, rãnh. Lúc này, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây hại cho bề mặt răng. Việc vệ sinh răng bị gãy trở nên khó khăn hơn và sẽ khó có thể làm sạch hoàn toàn trong khoang miệng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, hơn nữa phần còn lại của răng gãy cũng sẽ bị phá hủy nhanh chóng, có thể dẫn đến việc mất răng vĩnh viễn.

Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu xương hàm, tụt nướu và tác động đến các răng lân cận. Đây là lý do tại sao việc chăm sóc và điều trị răng bị gãy là rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng tổng thể.

Gãy răng ảnh hưởng đến sức khỏe

Việc gãy răng không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, có thể gây đau đầu và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ngoài ra, gãy răng cũng làm cho việc nhai và nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, tạo áp lực lên dạ dày và có thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa. Sự hạn chế trong việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, việc chăm sóc và điều trị răng bị gãy là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể.

Gãy răng gây mất thẩm mỹ

Nếu các vị trí gãy răng nằm ở phần răng cửa có thể làm mất tự tin trong giao tiếp. Bạn sẽ cảm mất tự tin khi nói chuyện, cười một cách thiếu tự nhiên vì răng gãy gây mất thẩm mỹ. Nụ cười là một cách để giao tiếp và là phương tiện kết nối với đối phương. Người bị gãy răng khi không thể tự tin cười sẽ dần dần ảnh hưởng đến tâm lý và tạo ra căng thẳng trong giao tiếp xã hội.

Nguyên nhân gây rụng răng

Rụng răng có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Thường xuyên dùng răng để cắn đồ vật

Việc sử dụng răng để cắn đồ vật cứng, mở nắp chai hoặc thường xuyên cắn móng tay có thể gây tổn thương cho răng, đặc biệt là đối với răng cửa. Hành động này có thể dẫn đến nguy cơ rụng răng sớm, khiến răng bị nứt mẻ hoặc tổn thương vùng bên trong miệng. Điều này có thể dẫn đến sự lệch hàm và đau hàm mãn tính. Do đó, việc tránh sử dụng răng để làm những việc này và duy trì các thói quen chăm sóc răng miệng là quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng và miệng.

Xỉa răng bằng tăm

Việc sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng răng trở nên thưa hơn và khiến thức ăn dễ mắc lại khi ăn uống. Nguyên nhân chính là do đường kính của đầu tăm thường lớn hơn khoảng cách thông thường của kẽ răng. Nếu kích thước của tăm quá nhỏ, tăm sẽ không đủ độ chắc để đưa vào giữa kẽ răng một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc tăm không làm sạch kẽ răng hiệu quả và thậm chí có thể làm tổn thương nướu nếu sử dụng không đúng cách. Để tránh tình trạng này, bạn có thể chuyển sang sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng.

Sử dụng tăm có thể khiến răng bị thưa, gãy nếu tác động quá mạnh
Sử dụng tăm có thể khiến răng bị thưa, gãy nếu tác động quá mạnh

Viêm lợi có thể gây rụng răng

Tình trạng viêm lợi mãn tính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng răng. Nguyên nhân chính của viêm lợi mãn tính thường là do vệ sinh răng lợi không đúng cách. Để có được nụ cười rạng rỡ và khỏe mạnh, việc lắng nghe lời khuyên từ nha sĩ là rất quan trọng. Nha sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn về cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, bao gồm cách đánh răng, sử dụng chỉ và tăm nha khoa và lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng phù hợp. Đồng thời, định kỳ kiểm tra và làm sạch răng lợi tại phòng nha khoa cũng giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ rụng răng và bảo vệ nụ cười của bạn.

Cách khắc phục tình trạng gãy răng

Để khắc phục được tình trạng gãy răng cần có sự can thiệp của Nha Khoa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như trám răng, bọc răng sứ, cấy ghép răng Implant, cụ thể như sau:

Trám răng bị gãy

Phương pháp trám răng thường được bác sĩ chỉ định để điều trị các trường hợp khi răng bị gãy không quá 1/3 phần thân răng. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ áp dụng từng lớp vật liệu trám lên bề mặt răng để thay thế cho các mô đã mất, giúp răng khôi phục về hình dáng ban đầu.

Trám răng là một biện pháp nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 15-20 phút cho mỗi chiếc răng. Phương pháp này có thể áp dụng linh hoạt cho mọi vị trí răng trên cung hàm mà không cần phải mài răng và ít xâm lấn đến cấu trúc của răng thật. Tuy nhiên, miếng trám lớn thường có khả năng chịu lực không cao, dễ bị bung tuột hoặc gãy vỡ khi phải chịu đựng các lực ăn nhai mạnh. Do đó, trám răng thường không phù hợp cho những vị trí răng chịu áp lực ăn nhai lớn.

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Biện pháp bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ hiệu quả nhất đối với các trường hợp khi răng bị gãy một phần nhưng chân răng vẫn còn khỏe mạnh. Trong quá trình này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành xử lý bề mặt của răng bị gãy và bọc phần đó bằng vật liệu sứ bên ngoài. Kỹ thuật này giống như việc răng được “khoác” một lớp “áo” mới. Răng sứ có tính thẩm mỹ cao vì màu sắc được điều chỉnh tự nhiên để phù hợp với răng thật, cũng như đủ độ cứng để đảm bảo khả năng ăn nhai thoải mái.

Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ hiệu quả nhất đối với các trường hợp răng bị gãy một phần
Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ hiệu quả nhất đối với các trường hợp răng bị gãy một phần

Phương pháp này không chỉ mang lại vẻ ngoài tự nhiên mà còn giúp khôi phục chức năng của răng bị gãy, tạo cảm giác thoải mái và tự tin khi cười và giao tiếp. Đây là một trong những giải pháp thẩm mỹ hiệu quả nhất cho việc điều trị các tình trạng răng bị gãy một phần.

Cấy ghép Implant

Hiện nay, cấy ghép Implant được xem là kỹ thuật tối ưu nhất để khắc phục các vấn đề về răng bị gãy hoặc mất răng vĩnh viễn. Phương pháp này giúp khôi phục đầy đủ cả chân răng và thân răng một cách tự nhiên. Răng Implant được đánh giá cao về tính thẩm mỹ với hình dáng, màu sắc và độ trong mờ giống hệt như răng thật.

Ngoài ra, răng Implant có độ cứng cao, giúp quá trình ăn nhai trở nên thoải mái mà không lo bị gãy vỡ. Quan trọng hơn, quá trình cấy ghép Implant không ảnh hưởng đến những răng thật lân cận và bảo toàn xương hàm không bị tiêu biến. Phương pháp này có thể thực hiện trên mọi vị trí trên cung hàm và có tuổi thọ cao, là một lựa chọn lý tưởng cho việc khôi phục răng và sức khỏe răng miệng tổng thể.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng gãy răng, những nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết Nguyên Nhân Gãy Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/gay-rang/feed 0
Mất Răng Toàn Hàm Có Tác Hại Gì? Cách Xử Lý Tốt Nhất https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang-toan-ham https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang-toan-ham#respond Wed, 07 Feb 2024 05:00:50 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17483 Mất răng toàn hàm tức là răng ở một hoặc cả hai hàm đều bị mất đi do tuổi tác, tai nạn, bệnh lý nha khoa. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai, tiêu xương hàm cùng nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở bài viết […]

Bài viết Mất Răng Toàn Hàm Có Tác Hại Gì? Cách Xử Lý Tốt Nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Mất răng toàn hàm tức là răng ở một hoặc cả hai hàm đều bị mất đi do tuổi tác, tai nạn, bệnh lý nha khoa. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai, tiêu xương hàm cùng nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu một số giải pháp phục hình răng bị mất và lưu ý ngăn ngừa mất nhiều răng. 

Nguyên nhân bị mất răng toàn hàm

Mất răng toàn hàm là hiện tượng răng ở một hoặc cả hai cung hàm bị mất đi và không có khả năng mọc lại. Đa số các trường hợp bị mất răng toàn hàm đều do những nguyên nhân sau:

  • Bệnh răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng, nhiễm trùng chóp chân răng nếu không được điều trị từ sớm đều có khả năng gây mất răng. Cụ thể viêm nha chu dẫn đến tình trạng tụt lợi, không chỉ ảnh hưởng xấu đến nướu răng mà còn gây hại cho xương ổ răng gây ra hiện tượng răng lung lay và mất răng toàn hàm. Ngoài ra, hiện tượng sâu răng hay nhiễm trùng chóp chân răng khiến tủy răng bị viêm, hỏng, từ đó chân răng không còn vững chắc và dễ gãy rụng.
  • Chấn thương: Một số chấn thương ở vùng đầu, mặt, cổ có thể làm tổn thương răng, nướu, xương ổ răng, mô mềm trong miệng. Nếu tổn thương trên răng ở mức độ nghiêm trọng như bị gãy dọc, chéo hoặc ngang thân răng cũng tăng nguy cơ bị mất nhiều răng, thậm chí là mất răng toàn hàm.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, các bộ phận trên cơ thể càng suy giảm chức năng, bị lão hóa, bao gồm cả răng. Lý do là bởi răng có cấu tạo giống xương khớp của chúng ta, bị thiếu canxi, trở nên giòn, yếu, dễ gãy khi về già. Bởi vậy mà những người lớn tuổi có nguy cơ bị mất răng toàn hàm kể cả khi không có bất kỳ tác động mạnh nào đến bộ phận này. 
Sâu răng nếu không được xử lý có thể gây mất răng
Sâu răng nếu không được xử lý có thể gây mất răng

Mất răng toàn hàm có tác hại gì?

Răng vĩnh viễn bị mất đi không có khả năng tự phục hồi, vì thế nếu bị mất răng toàn hàm, người bệnh có thể gặp nhiều ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Giảm khả năng ăn nhai: Răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, cắn xé thức ăn, nếu bị mất nhiều răng, chức năng ăn nhai suy giảm, đặc biệt trong trường hợp mất răng toàn hàm, người bệnh không thể xé nhỏ thức ăn, không ăn được đồ ăn dai, cứng. Nghiêm trọng hơn, thức ăn đi xuống dạ dày buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để tiêu thụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người lớn tuổi bị mất răng toàn hàm còn tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc thủng đường ruột.
  • Tiêu xương hàm, mặt bị lão hóa: Tình trạng mất răng toàn hàm khiến mất hoàn toàn lực ăn nhai ở vị trí mất răng, sau một thời gian xương hàm tiêu biến và gây tiêu nướu. Đây chính là lý do những người mất răng bị móm nghiêm trọng, khuôn mặt biến dạng, bị lão hóa và trông già hơn tuổi thật rất nhiều.
  • Đau khớp thái dương hàm: Một trong những biến chứng thường gặp ở những người mất nhiều răng đó là bị đau khớp thái dương hàm, đau đầu, giảm trí nhớ. Nếu bị mất răng toàn hàm, đặc biệt là hàm dưới và không có biện pháp khắc phục từ sớm sẽ gây teo nướu, teo xương hàm, ảnh hưởng đến dây thần kinh gần niêm mạc. Hệ quả của tình trạng này là người bệnh bị viêm xoang, đau thần kinh, đau vùng cổ vai gáy, ảnh hưởng đến độ tập trung và trí nhớ giảm.
  • Mất tự tin trong giao tiếp: Hàm răng tạo nên sự cân đối, hài hòa cho gương mặt, do đó khi cả hàm răng bị rụng hết, chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy tự ti vì gương mặt biến dạng, lão hóa, không dám giao tiếp, nói cười.
  • Phát âm không chuẩn: Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, vì thế nếu người bệnh bị mất răng toàn hàm, đồng nghĩa rằng mất hết răng cửa, dẫn đến tình trạng phát âm khó khăn, không thể nói ra âm gió, bị nói ngọng, thậm chí văng nước bọt ra ngoài khi nói chuyện.
Mất răng toàn hàm làm giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ
Mất răng toàn hàm làm giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ

3 giải pháp khắc phục tình trạng mất răng toàn hàm

Mất răng toàn hàm gây ra nhiều hệ quả, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn gây tác hại xấu cho sức khỏe tổng thể, vì thế cần sớm tìm biện pháp khắc phục. Hiện nay có 3 cách khôi phục mất răng toàn hàm đó là:

Làm hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp được sử dụng cho người lớn tuổi bị mất nhiều răng vì họ không yêu cầu tính thẩm mỹ hoặc khả năng ăn nhai như răng thật. Hàm giả được cấu tạo gồm 2 phần là nền hàm được làm từ nhựa và răng giả gắn lên trên để thay thế cho các thân răng đã bị mất.

Ưu điểm:

  • Vật liệu được sử dụng khá an toàn, lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng.
  • Khôi phục một phần chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất từ 4 – 6 ngày là hoàn thành.
  • Kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn các bộ phận trong cơ thể, không gây đau nhức.
  • Chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp phục hình răng giả.

Nhược điểm:

  • Tuổi thọ sử dụng ngắn, chỉ duy trì được từ 3 – 5 năm.
  • Chức năng ăn nhai chỉ tương đương 40% răng thật.
  • Tạo cảm giác vướng víu khi đeo hàm giả, dễ bị rơi ra khi ăn uống hoặc nói chuyện.
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm, người dùng dễ bị hôi miệng.
Hàm giả tháo lắp được sử dụng cho người lớn tuổi bị mất nhiều răng
Hàm giả tháo lắp được sử dụng cho người lớn tuổi bị mất nhiều răng

Hàm phủ trên Implant

Hàm phủ trên Implant cũng sử dụng hàm giả để thay thế răng thật đã mất nhưng được gắn cố định thông qua các Implant thay vì gắn trên nướu như phương pháp cổ điển. Đặc điểm của hàm phủ trên Implant là có liên kết với khóa cài để giữ hàm chắc chắn, không bị rơi ra trong quá trình sử dụng.

Hiện nay tại các nha khoa đang dùng 2 loại hàm phủ Implant phổ biến là:

  • Khóa cài Implant bằng bi: Khi thực hiện các Implant được cấy vào xương hàm, sau đó gắn trực tiếp hàm giả vào, cố định bằng khóa cài hình bi đảm bảo khóa ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả.
  • Khóa cài bằng thanh bar: Với phương pháp này, Implant sẽ nằm trong hàm và được gắn với thanh bar mỏng, phía trên thanh bar là khóa cài để liên kết chặt với thanh bar và hàm giả. 

Ưu điểm:

  • Hàm phủ trên Implant có tính thẩm mỹ cao, khôi phục các răng tương tự răng thật.
  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng, bao gồm bệnh nhân bị tiêu xương hàm.
  • Giúp người bệnh ăn nhai như bình thường, phục hồi đến 80% khả năng ăn uống.

Nhược điểm:

  • Chi phí càng cao nếu sử dụng càng nhiều Implant.
  • Hàm giả tháo lắp làm giảm cảm giác ngon miệng cho người bệnh.
  • Cứ mỗi 6 tháng khách hàng cần kiểm tra, thay khóa cài mới để đảm bảo độ chắc chắn cho hàm giả.

Cấy ghép Implant All On 4 hoặc All On 6

Cấy ghép Implant All On 4 hoặc All On 6 được xem là giải pháp hoàn hảo nhất cho những trường hợp bị mất răng toàn hàm. 

  • Kỹ thuật trồng răng All On 4: Bác sĩ chọn 4 vị trí khác nhau để cắm trụ Implant, sau đó gắn mão răng giả lên trên, đảm bảo lực nhai đều và tác động lên toàn hàm.
  • Kỹ thuật trồng răng All On 6: Đây là phương pháp được phát triển từ All On 4, thường được chỉ định với người có xương hàm quá yếu. Ngoài 4 trụ được cắm như kỹ thuật All On 4, bác sĩ sử dụng thêm 2 trụ Implant đặt ở vùng răng hàm để nâng đỡ răng giả tốt hơn, đảm bảo độ bền, khả năng ăn nhai.
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng hoàn hảo nhất
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng hoàn hảo nhất

Ưu điểm:

  • Khôi phục cả thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự răng thật.
  • Ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm cùng nhiều bệnh nha khoa khác.
  • Răng được cấy ghép có tuổi thọ sử dụng lâu dài, có thể lên đến hơn 20 năm.
  • Không cần cắm nhiều trụ Implant, giảm xâm lấn, đau nhức.
  • Người bệnh không phải nâng xoang, ghép xương.
  • Quá trình vệ sinh, chăm sóc dễ dàng, đơn giản.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp phục hình răng giả.
  • Thời gian thực hiện dài, phải mất từ 3 – 6 tháng để hoàn thành.
  • Kỹ thuật trồng răng phức tạp, yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao và có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại.

Mất răng toàn hàm khi nào trồng lại được?

Trên thực tế không phải tất cả trường hợp bị mất răng toàn hàm đều có thể phục hình ngay sau đó. Thời gian trồng răng sau khi mất răng sẽ phụ thuộc vào sức khỏe răng miệng, mức độ lành thương, phương pháp được lựa chọn.

Nếu người bệnh lựa chọn làm hàm giả tháo lắp cần phải chờ khoảng 2 – 3 tuần sau khi nhổ răng, mất răng để vết thương ổn định, tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

Bệnh nhân đã nhổ răng trước đó và có nhu cầu phục hình Implant có thể chờ 1 – 2 tháng, thậm chí lâu hơn để phục hồi tổn thương, sức khỏe răng miệng ổn định. Tuy nhiên một số trường hợp trồng răng Implant được chỉ định đặt trụ Implant tức thì ngay sau khi nhổ răng nếu đảm bảo số lượng, chất lượng xương hàm, không mắc bệnh lý nền. 

Để biết mất răng toàn hàm khi nào trồng lại được, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang và phân tích nhiều yếu tố trước khi đưa ra kết luận.

Bác sĩ sẽ thăm khám để kết luận thời gian trồng răng sau khi bị mất
Bác sĩ sẽ thăm khám để kết luận thời gian trồng răng sau khi bị mất

Biện pháp phòng ngừa mất răng toàn hàm

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mất răng toàn hàm, đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định:

  • Cần vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng hỗ trợ làm sạch răng, tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, hạn chế tình trạng chảy máu hay nhiễm trùng do dùng tăm tre.
  • Không nên ăn đồ ăn dai cứng quá thường xuyên vì chúng dễ khiến răng sứt mẻ, lung lay và gãy rụng.
  • Nếu cần chơi thể thao hoặc vận động mạnh, bạn nên đeo khí cụ bảo vệ miệng.
  • Ngay khi phát hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng cần nhanh chóng tìm biện pháp xử lý, không nên để bệnh kéo dài dẫn đến rụng răng.
  • Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng mỗi lần để lấy cao răng, đảm bảo răng miệng chắc khỏe.

Mất răng toàn hàm có thể gặp ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà tình trạng này còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, do đó người bệnh không nên chủ quan, cần sớm gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý phù hợp.

Bài viết Mất Răng Toàn Hàm Có Tác Hại Gì? Cách Xử Lý Tốt Nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang-toan-ham/feed 0
Nguyên Nhân Mất Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang#respond Wed, 07 Feb 2024 04:44:50 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17492 Việc mất răng là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và có rất nhiều người chủ quan nghĩ rằng sẽ không ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên điều này là không đúng, việc mất răng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, thẩm […]

Bài viết Nguyên Nhân Mất Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Việc mất răng là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và có rất nhiều người chủ quan nghĩ rằng sẽ không ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên điều này là không đúng, việc mất răng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, khiến các răng còn lại bị xô lệch,… Vậy nên, tình trạng này cần được kiểm tra và khắc phục sớm nhất để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng.

Mất răng là tình trạng gì?

Mất răng là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng chủ yếu vẫn là người lớn tuổi. Răng sẽ dần yếu đi theo thời gian và điều này sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng mất răng còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong phần dưới đây.

Mất răng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt
Mất răng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt

Nguyên nhân gây mất răng

Tình trạng mất răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài yếu tố phổ biến như:

  • Bệnh sâu răng: Trường hợp răng sâu, không khắc phục kịp thời sẽ khiến răng dần yếu đi và gãy rụng. Hay do răng sâu đã quá nặng, không thể sử dụng các biện pháp thông thường, việc nhổ răng sẽ là phương pháp phù hợp nhất.
  • Bệnh viêm nha chu: Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tới tủy răng, chóp răng và xương ổ răng. Lúc này, nướu bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến răng lung lay, dễ rụng. Trong tình huống này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng.
  • Tổn thương tuỷ răng:  Bạn gặp các chấn thương như va đập mạnh, chơi thể thao khiến răng bị va đập mạnh và tổn thương, vỡ, mẻ hay thậm chí là mất răng.
  • Răng khôn mọc lệch, ngầm: Những trường hợp này sẽ khiến nướu bị viêm và làm ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Lúc này, việc vệ sinh sẽ trở nên khó khăn và là tiền đề cho các bệnh lý răng miệng phát triển. Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
  • Thay răng sữa: Răng sữa là răng yếu, có khả năng chịu lực kém và rất dễ bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Do vậy, việc nhổ răng sữa là vô cùng cần thiết, trong trường hợp chiếc răng này không tự rụng nên việc nhổ răng sữa sẽ khiến răng vĩnh viễn sẽ mọc dễ và nhanh hơn.

Hậu quả của việc mất răng?

Việc mất răng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới khoang miệng, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

Làm giảm chức năng ăn nhai

Mất răng là khi bạn đã mất đi gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự của hàm đối diện cũng không còn chức năng nhai. Việc ăn uống của bạn lúc này sẽ gặp ảnh hưởng không hề nhỏ, việc ăn nhai sẽ khó khăn hơn, thức ăn chưa được nghiền nát khi đi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày.

Xô lệch răng và gây sai khớp cắn

Khi trong hàm có chỗ trống, các răng còn lại sẽ gây ra hiện tượng xô lệch các răng còn lại trong hàm, rối loạn khớp cắn. Lực ăn lúc này sẽ không được phân bổ đều, các răng sẽ dần dần dồn lên hoặc thụt xuống vị trí đã mất, làm ảnh hưởng tới khớp cắn tự nhiên, đau nhức khi ăn uống.

Khi trong hàm có chỗ trống, các răng còn lại sẽ gây ra hiện tượng xô lệch
Khi trong hàm có chỗ trống, các răng còn lại sẽ gây ra hiện tượng xô lệch

Mất răng gây ra sự không đồng đều trong quá trình nhai thức ăn. Vị trí trống sau khi mất răng khiến cho răng xung quanh không còn được ổn định, dẫn đến sự dịch chuyển và lệch lạc trong hàm răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra sự không thoải mái trong việc nhai thức ăn. Nếu có khoảng trống giữa các răng, thức ăn dễ bị kẹt vào đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Tiêu xương ổ răng

Khi răng mất đi, hiện tượng đào thải của cơ thể bắt đầu hoạt động, là, tiêu phần xương hàm quanh ổ răng. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm và quá trình phục hình răng sau này, nếu điều trị cần ghép xương. Ngoài ra, bạn có thể bị hóp má, chảy xệ nếp nhăn và khuôn mặt sẽ già hơn so với tuổi.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp

Tình trạng mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, đặc biệt là khi vị trí răng bị lộ ra ngoài khi nói chuyện. Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn tới tình trạng các răng khác cũng sẽ bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn hàm. Ngoài ra còn có hiện tượng phát âm bị thay đổi, nói ngọng,… răng hàm thi thoảng đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Cách khắc phục tình trạng mất răng

Khi gặp tình trạng mấy răng, cần áp dụng phương pháp nào để khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây:

Trồng răng giả tháo lắp 

Trồng răng giả tháo lắp là một phương án phục hình răng ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn giữ được sức hút nhất định. Nguyên do là nó có giá thành rẻ, phục hồi nhanh chóng răng mất và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Răng giả tháo lắp có phần nướu giả và phần răng giả lắp ở trên, có thêm phần móc nối để móc vào răng thật nhằm cố định hàm.

Do là phương án phục hình ra đời đã lâu nên trồng răng giả tháo lắp vẫn còn mắc nhiều hạn chế. Người mất răng vĩnh viễn sử dụng hàm tháo lắp sẽ cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, không.

Cầu răng sứ 

So với trồng răng giả, phương pháp sử dụng cầu răng sứ sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ các răng thật 2 bên sau đó gắn cầu răng sứ vào vị trí của răng đã mất. Phương pháp này có độ bền khá tốt, được cố định nên có thể giúp người sử dụng ăn uống dễ dàng, không gặp trở ngại. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài sẽ không tránh được tình trạng tiêu xương khiến cho nướu bị lõm xuống, lúc này cầu răng sứ có thể bị lộ và dễ ê buốt.

Phương pháp cầu răng sứ sẽ mang lại hiệu quả cao
Phương pháp cầu răng sứ sẽ mang lại hiệu quả cao

Trồng răng Implant cố định

Cấy ghép Implant là phương pháp hiện đại, được sử dụng phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này bao gồm mão sứ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy cứng chắc vào răng hàm nên hoàn toàn giống như một chiếc răng thật. Trồng răng Implant mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể như tránh được tình trạng tiêu xương, điều mà 2 phương pháp kể trên không thực hiện được. Không những vậy, thời gian sử dụng của răng Implant cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc răng Implant tốt.

Lưu ý khi khắc phục mất răng

Trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp khắc phục nào cho tình trạng mất răng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe: Việc tiến hành xét nghiệm, kiểm tra tổng quát sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng răng của bạn cùng xương và nướu. Giúp đảm bảo răng giả khi lắp vào khoang miệng sẽ được tích hợp và ổn định.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ: Sau khi bác sĩ đã phục hình răng, điều quan trọng là bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, tuân thủ chặt chẽ các lưu ý của bác sĩ. Vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra răng định kỳ và bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài.
  • Dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ ăn uống của bạn cần được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối lượng thức ăn nạp vào cơ thể để duy trì sức khỏe răng miệng. Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, nước uống, bánh kẹo có chứa nhiều đường. Hãy bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu canxi để duy trì sức khỏe răng và xương.
  • Tránh thói quen xấu: Các thói quen này có thể kể đến như cắn móng tay, ăn đồ ngọt, hút thuốc lá, uống rượu bia. Hãy hạn chế sử dụng để tránh tác động xấu tới răng miệng và làm răng suy yếu cũng như tác động tiêu cực đến quá trình khắc phục mất răng.
  • Điều trị sớm các bệnh lý răng miệng: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng như viêm nướu, sâu răng hay các vấn đề liên quan, hãy điều trị kịp thời và đúng cách. Việc duy trì sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp hạn chế nguy cơ mất răng trong tương lai.

Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về tình trạng mất răng. Hơn hết, bạn nên có biện pháp khắc phục kịp thời cho tình trạng này, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết Nguyên Nhân Mất Răng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/mat-rang/feed 0
Răng Khểnh Có Ảnh Hưởng Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khenh https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khenh#respond Tue, 06 Feb 2024 01:00:53 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17474 Răng khểnh (răng nanh mọc lệch) có thể là răng duyên giúp nhiều người trở nên xinh xắn, duyên dáng hơn, tuy nhiên cũng có trường hợp bị mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai và mắc bệnh lý nha khoa khi mọc răng này. Để xử lý, bác sĩ thường chỉ định niềng […]

Bài viết Răng Khểnh Có Ảnh Hưởng Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng khểnh (răng nanh mọc lệch) có thể là răng duyên giúp nhiều người trở nên xinh xắn, duyên dáng hơn, tuy nhiên cũng có trường hợp bị mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai và mắc bệnh lý nha khoa khi mọc răng này. Để xử lý, bác sĩ thường chỉ định niềng răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng tùy từng trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những vấn đề liên quan đến răng nanh mọc lệch.

Răng khểnh là răng gì?

Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 – 10 độ. Răng khểnh nằm ở vị trí thứ 3 thuộc nhóm răng nanh, cạnh răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4. Răng khểnh thường xuất hiện ở độ tuổi thay răng sữa, khoảng 10 – 12 tuổi với số lượng từ 1 – 2 cái tùy độ lệch lạc của mầm răng. 

Dấu hiệu răng mọc lệch như sau:

  • Khoảng cách răng cửa và răng hàm quá hẹp, răng nanh khi mọc lên không đủ chỗ trống.
  • Răng nanh vĩnh viễn đã nhú mầm lên nhưng răng sữa vẫn chưa lung lay.
  • Khung hàm bị hẹp so với bình thường dẫn đến răng nanh phát triển kém. 
Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 - 10 độ
Răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch lên phía trên so với hàm răng khoảng 5 – 10 độ

Răng khểnh được đánh giá là đẹp nếu mọc cân đối, kích thước vừa phải, không quá nhọn, không bị nhô cao quá so với khuôn miệng, từ đó gương mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn. Về bản chất, răng khểnh là một dạng sai lệch của răng, răng mọc lệch, lộn xộn, vì thế có thể được xem là xấu, gây mất thẩm mỹ khi có những đặc điểm như:

  • Mọc chìa ra ngoài quá nhiều hoặc quá nhọn, kích thước quá to.
  • Răng khểnh khiến hai hàm răng mất cân đối, khớp cắn bị lệch gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ gây bệnh lý răng miệng.
  • Màu sắc răng bị vàng, không trắng như bình thường.

Nguyên nhân mọc răng khểnh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây mọc răng khểnh, trong đó phổ biến nhất là di truyền, thói quen xấu từ nhỏ và do răng mọc không đúng vị trí.

  • Di truyền: Bố mẹ hoặc ông bà nếu có răng khểnh sẽ di truyền gen sang con cháu, khi đó thế hệ sau có khả năng cao cũng mọc răng khểnh hoặc gặp một số vấn đề răng miệng khác. 
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Trẻ nhỏ có thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi, ngậm ti giả thường xuyên có thể tác động đến răng, gây áp lực lên răng và dễ mọc răng khểnh về sau.
  • Răng mọc không đúng vị trí: Chúng ta thường thay răng sữa ở độ tuổi 10 – 12, lúc này răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên nhưng răng sữa chưa được thay sẽ khiến các răng chen chúc, mọc lệch. 
Nghiến răng nhiều có thể khiến răng lệch lạc
Nghiến răng nhiều có thể khiến răng lệch lạc

Mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì?

Nhiều người cho rằng răng khểnh là răng duyên, tạo nên nụ cười rạng rỡ, duyên dáng. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài vấn đề về thẩm mỹ thì răng khểnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hoặc sức khỏe răng miệng. 

  • Khó ăn nhai: Vị trí mọc răng khểnh thường là rang nanh. Nếu răng nanh mọc lệch sẽ gây khó khăn cho quá trình ăn nhai, cắn xé thức ăn và làm giảm lực nhai của hàm răng.
  • Dễ mắc bệnh nha khoa: Răng khểnh dù mọc chen giữa hai răng hoặc mọc lệch lên phía trên đều tạo khoảng trống với các răng kế cạnh. Đây là điều kiện tốt để thực ăn bám dính, mảng bám tích tụ và làm xuất hiện vi khuẩn tấn công. Trong khi đó quá trình vệ sinh cũng gặp khó khăn dẫn đến khả năng mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, hôi miệng,…
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Răng mọc lệch gây cộm vướng, nhiều người không thể khép miệng như bình thường, đồng thời khi có khe hở giữa các răng cũng gây ra tình trạng phát âm sai, không tròn vành rõ chữ.

Phương pháp xử lý răng khểnh

Trong trường hợp răng khểnh xấu, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng cần phải xử lý ngay, tránh hệ lụy về sau. Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng hiện tại, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng hoặc bọc răng sứ. 

Niềng răng

Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh. Khách hàng sẽ được đeo khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung, khóa tự động, chun buộc hoặc khay niềng trong suốt để nắn chỉnh và đưa các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật niềng răng phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của từng khách hàng như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng bằng mắc cài tự buộc, niềng răng bằng mắc cài mặt trong, niềng răng trong suốt.

Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh
Niềng răng là giải pháp được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp cần xử lý răng khểnh

Ưu điểm:

  • Cho hiệu quả cao, khắc phục hoàn toàn tình trạng răng khấp khểnh, mang đến hàm răng đều đẹp.
  • Khách hàng có thể ăn nhai tốt, hạn chế vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Không xâm lấn đến mô mềm, cấu trúc răng thật, bảo tồn răng tối đa.
  • Khắc phục được vấn đề phát âm, nhất là với trẻ em. 

Nhược điểm: 

  • Chỉ áp dụng với trường hợp răng khấp khểnh do răng, không phải do xương hàm.
  • Thời gian niềng răng dài, phải mất từ 2 – 3 năm mới đạt được kết quả như mong đợi.
  • Khách hàng có thể bị đau nhức, khó chịu khi đeo khí cụ chỉnh nha hoặc mỗi lần siết răng.
  • Quá trình niềng răng mắc cài gây khó khăn cho khách hàng khi vệ sinh răng miệng, thức ăn dễ mắc vào tăng nguy cơ bị bệnh nha khoa.
  • Niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng kim loại. 

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ có thể được áp dụng cho người có răng khểnh nếu khách hàng không muốn niềng răng. Quá trình bọc sứ răng khểnh tương tự như khi thực hiện với các răng khác, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật theo một tỷ lệ đã được tính toán từ trước, sau đó thiết kế mão răng giả có kích thước, hình dáng, màu sắc đạt chuẩn và bọc ra ngoài cùi răng thật. Bọc răng sứ sẽ giúp xử lý tình trạng răng lệch lạc, giúp hàm răng cân đối hơn.

Ưu điểm:

  • Cho kết quả nhanh chóng, chỉ mất từ 3 – 4 ngày khách hàng đã khắc phục được tình trạng răng mọc lệch.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, khách hàng có được hàm răng đều đẹp, trắng sáng tự nhiên.
  • Quá trình thực hiện không gây đau đớn, không cần thời gian nghỉ dưỡng, có thể sinh hoạt bình thường ngay sau đó.
  • Khôi phục được khả năng ăn nhai như bình thường cho khách hàng.
  • Răng giả sử dụng được lâu dài, có thể lên đến hơn 20 năm tùy từng trường hợp.

Nhược điểm:

  • Cần mài răng thật làm cùi nên sẽ xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
  • Nếu không chăm sóc tốt, răng sứ bị ố vàng, giảm tuổi thọ.
  • Sau thời gian sử dụng, khách hàng cần loại bỏ mão răng cũ và thay bằng răng mới.
  • Không áp dụng được cho những trường hợp có răng quá nhạy cảm, răng nứt vỡ, bị lệch lạc quá nhiều hoặc răng lung lay.
Bọc răng sứ sử dụng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật
Bọc răng sứ sử dụng mão răng giả bọc ra ngoài cùi răng thật

Có nên nhổ răng khểnh không?

Nhiều người thắc mắc có nên nhổ răng khểnh không. Như đã nói, răng khểnh có thể được xem như chiếc răng duyên giúp nhiều người xinh xắn hơn, tuy nhiên về bản chất chiếc răng này làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm giảm khả năng ăn nhai. Vì lý do này, nhiều người cân nhắc nhổ răng khểnh.

Thực tế có nên nhổ răng nanh khấp khểnh không sẽ phụ thuộc vào tình trạng và hình thái của răng. Bác sĩ khuyên một số trường hợp dưới đây nên nhổ răng khểnh:

  • Răng ngoài ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ còn có khả năng gây ra bệnh nha khoa nghiêm trọng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy. Nếu không sớm xử lý thì các răng khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng, thậm chí gây hại cho cả hàm răng.
  • Răng khểnh mọc chồi, mọc lệch ra ngoài quá nhiều hoặc có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ tạo sự chênh lệch nhiều với các răng xung quanh.
  • Răng nanh mọc lệch gây cản trở nhiều đến quá trình ăn uống.

Thực tế để khẳng định có nên nhổ bỏ răng khểnh không cần bác sĩ thăm khám, chụp phim kỹ lưỡng mới có thể đưa ra kết quả đúng chuẩn. 

Răng khểnh có thể tăng sự duyên dáng cho gương mặt hoặc gây ra một số tác hại. Vì thế trong trường hợp chiếc răng này làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai hoặc gây bệnh răng miệng, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và hướng dẫn cách xử lý phù hợp, từ đó đảm bảo răng miệng khỏe mạnh. 

Bài viết Răng Khểnh Có Ảnh Hưởng Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khenh/feed 0
Răng Móm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-mom https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-mom#respond Mon, 05 Feb 2024 13:00:55 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17466 Răng móm là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng với đặc trưng là xương hàm dưới có xu hướng nhô ra quá nhiều so với răng hàm trên. Hiện tượng này được gây ra do nhiều nguyên nhân và có những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khả năng ăn […]

Bài viết Răng Móm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng móm là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng với đặc trưng là xương hàm dưới có xu hướng nhô ra quá nhiều so với răng hàm trên. Hiện tượng này được gây ra do nhiều nguyên nhân và có những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu cách xử lý tốt nhất khi bị móm răng.

Răng móm là gì?

Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược – một dạng sai lệch khớp cắn và tương quan răng giữa hai hàm. Hiện tượng này được đặc trưng bởi tình trạng răng và môi hàm dưới chìa ra phía trước nhiều hơn so với răng và môi hàm trên khiến hai hàm không thể sát khít với nhau.

Tình trạng răng móm được chia thành 3 dạng chính:

  • Móm do răng: Tình trạng khớp cắn ngược này phổ biến nhất với biểu hiện là khi cắn lại thì hàm dưới nằm ngoài so với răng cửa hàm trên, tuy nhiên xương hàm vẫn phát triển bình thường với kích thước đúng chuẩn.
  • Móm do hàm: Khi bị móm do hàm, xương hàm trên kém phát triển bị kéo thụt vào trong hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức, bị nhô ra ngoài. Các răng ở hai hàm trong trường hợp này mọc đúng vị trí, không bị lệch lạc.
  • Móm do cả răng và xương: Đây là hiện tượng gặp bất thường với cả xương và răng ở hai hàm khiến tương quan hai hàm mất cân đối.

Răng móm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra tâm lý tự ti trong giao tiếp, nói cười, ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến quá trình ăn nhai và sức khỏe răng miệng. 

Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn và tương quan răng giữa hai hàm
Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn và tương quan răng giữa hai hàm

Nguyên nhân răng bị móm

Tình trạng móm răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến hơn 90% người bị móm răng là do di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà từng bị móm hoặc các vấn đề răng miệng bẩm sinh thì còn cháu cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự do yếu tố gen.
  • Sai lệch răng và cấu trúc hàm bẩm sinh: Phần lớn những người bị móm răng là do sai lệch răng hoặc cấu trúc hàm bẩm sinh, đặc biệt là tình trạng răng hoặc hàm phát triển quá mức.
  • Mất răng: Một trong những nguyên nhân gây móm răng là do mất răng. Tại vị trí răng bị mất không có lực tác động, dẫn đến tiêu xương hàm. Khi đó hàm răng bị xô lệch, không đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. 
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu ở trẻ nhỏ như lưỡi đặt sai vị trí, mút ngón tay, ngậm ti giả đều gây áp lực lên răng. Về lâu dài cấu trúc răng và xương hàm sẽ phát triển sai lệch, gây ra tình trạng móm răng. 
Thói quen mút tay ở trẻ có thể gây móm răng
Thói quen mút tay ở trẻ có thể gây móm răng

Răng móm gây ra tác hại như thế nào?

Răng móm mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, do đó bạn không nên chủ quan:

  • Mất thẩm mỹ: Như đã phân tích ở trên, răng móm khiến tương quan hai hàm mất cân đối, răng hoặc xương hàm phát triển bất thường, hàm dưới bị chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên. Nếu cười răng cửa hàm dưới che phủ răng hàm trên nên gương mặt trở nên kém tươi, bị già hơn so với tuổi, người bệnh cũng e ngại khi nói cười.
  • Giảm khả năng ăn nhai: Khi khớp cắn hai hàm không sát khít nhau thì khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Răng cửa hàm dưới đưa ra trước nên đa số người bị móm răng không thể dùng răng này để cắn xé thức ăn. Lúc này lựa nhai dồn vào răng sau khiến khớp cắn sai lệch, từ đó các răng trên cung hàm bị suy yếu dần. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Nếu răng ở hai hàm không tiếp xúc đúng cách sẽ bị mài mòn trong quá trình ăn nhai gây ra tổn thương men răng. Hậu quả của tình trạng này là khách hàng gặp nhiều vấn đề răng miệng như viêm tủy, viêm nướu, sâu răng. Thêm vào đó, khi các răng bị lệch lạc, việc vệ sinh hàng ngày trở nên khó khăn, thức ăn và mảng bám dễ tích tụ gây bệnh nha khoa.
  • Khó phát âm: Móm răng là một trong những sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm. Trường hợp bị móm răng thường bị nói ngọng, phát âm không chuẩn, không tròn vành rõ chữ.
  • Bị rối loạn thái dương hàm: Khi khớp cắn hai hàm không tiếp xúc đúng cách, đồng thời độ lệch hai khớp quá lớn sẽ gây đau mỏi hàm sau một thời gian, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương.
  • Thở bằng miệng hoặc ngủ ngáy: Một trong những hệ quả thường gặp ở những người có răng móm là ngủ ngáy, thở bằng miệng. Trong khi ngủ, lưỡi của người bệnh phải thu lại vì diện tích hàm bị kéo hẹp lại, lưỡi gần vòm họng gây ra sự tắc nghẽn, cản trở quá trình hô hấp, dễ ngủ ngáy.
Tình trạng khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ cho gương mặt
Tình trạng khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ cho gương mặt

Cách xử lý răng móm hiệu quả nhất

Tình trạng móm răng không thể tự xử lý tại nhà, khi đó bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục phù hợp nhất. 

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất, được ưu tiên áp dụng với những người bị móm do sai lệch về răng. Kỹ thuật này sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, chun buộc để kéo dịch các răng về đúng vị trí. Nếu niềng răng móm cho trẻ từ sớm sẽ sớm đạt được kết quả như mong đợi, khắc phục hoàn toàn tình trạng sai lệch răng để các răng đều đẹp hơn. Với người lớn khi niềng răng móm sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Ưu điểm:

  • Có thể xử lý được cả tình trạng móm răng ở mức độ phức tạp.
  • Không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, bảo tồn răng tối đa.
  • Niềng răng cho hiệu quả cao, lâu dài và ổn định.
  • Có nhiều phương pháp để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, khả năng tài chính như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao, đặc biệt với phương pháp niềng răng trong suốt.
  • Thời gian niềng răng dài, có thể kéo dài 2 – 3 năm.
  • Khách hàng gặp khó khăn khi ăn uống, vệ sinh, có cảm giác đau nhức khi đeo khí cụ.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được áp dụng với trường hợp móm răng nhẹ, răng hàm dưới không bị chìa ra quá nhiều so với răng hàm trên. Phương pháp này yêu cầu phải mài răng thật theo một tỷ lệ nhất định để làm cùi bọc răng giả lên trên. Tỷ lệ mài răng đã được tính toán từ trước để tránh xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng thật, đồng thời đưa các răng sai lệch về đúng vị trí. Quá trình bọc răng sứ được thực hiện trong khoảng 2 – 4 ngày bao gồm thời gian chế tác mão răng giả, sau đó khách hàng sẽ có được hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn.

Ưu điểm:

  • Thời gian bọc sứ cho răng được thực hiện nhanh chóng, không phải chờ đợi quá lâu.
  • Khách hàng không bị đau nhức, khó chịu nhiều trong quá trình bọc sứ.
  • Răng sứ được thiết kế với màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự răng thật, mang đến tính thẩm mỹ cao.
  • Quá trình chăm sóc dễ dàng, vệ sinh như răng thật.
  • Tuổi thọ răng giả sử dụng được lâu dài, trung bình 8 – 15 năm hoặc lâu hơn.

Nhược điểm:

  • Cần mài răng nên sẽ tác động đến cấu trúc răng thật.
  • Khi mão răng giả hết thời hạn sử dụng, khách hàng buộc phải làm răng mới để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
  • Răng sứ nếu không được chăm sóc tốt sẽ bị xỉn màu, ố vàng.
Bọc răng sứ được áp dụng với trường hợp móm răng nhẹ
Bọc răng sứ được áp dụng với trường hợp móm răng nhẹ

Phẫu thuật hàm

Trong trường hợp móm không do răng mà do xương hàm, thường không thể áp dụng biện pháp niềng răng hay bọc răng sứ. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm giúp nắn chỉnh hàm phát triển bất thường để đảm bảo tương quan hai hàm cân đối.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, quá trình phẫu thuật hàm được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro, biến chứng. Bác sĩ tiến hành cắt giảm chiều dài xương hàm để hai hàm trở về đúng vị trí chuẩn. 

Ưu điểm:

  • Chỉ cần 1 lần phẫu thuật đã đạt được kết quả như mong đợi, khách hàng không mất nhiều thời gian chờ đợi.
  • Áp dụng được cho những trường hợp có răng móm nghiêm trọng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Có thể gây đau đớn trong và thời gian đầu sau khi phẫu thuật.
  • Nếu thực hiện ở địa chỉ kém uy tín sẽ gây biến chứng nguy hiểm. 

Có thể thấy, răng móm gây ra nhiều tác hại xấu, đặc biệt với trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, vì thế cần phải sớm thăm khám và tìm biện pháp xử lý. Tốt nhất bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị răng móm phù hợp, lấy lại hàm răng cân đối cùng nụ cười tự tin.

Bài viết Răng Móm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-mom/feed 0
Khớp Cắn Ngược Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục https://drthainguyen.com/tinh-trang/khop-can-nguoc https://drthainguyen.com/tinh-trang/khop-can-nguoc#respond Mon, 05 Feb 2024 10:19:12 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17460 Tình trạng khớp cắn ngược là tình trạng không quá hiếm mà rất nhiều người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và làm trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn tới nhiều diễn biến xấu hơn. Vậy tình trạng khớp cắn ngược là gì? Có những […]

Bài viết Khớp Cắn Ngược Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Tình trạng khớp cắn ngược là tình trạng không quá hiếm mà rất nhiều người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và làm trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn tới nhiều diễn biến xấu hơn. Vậy tình trạng khớp cắn ngược là gì? Có những biện pháp khắc phục nào cho tình trạng này? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn được gọi là tình trạng răng móm, mặt lưỡi cày là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như yếu tố di truyền hay do các thói quen xấu từ khi còn nhỏ như mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng, ti giả, răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên, xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển quá mạnh.

Tình trạng khớp cắn ngược được chia thành 2 dạng phổ biến như:

  • Khớp cắn ngược do răng: Tình trạng này xảy ra khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng dưới hay các bé có thói quen trượt hàm. Bạn có thể nhận biết khớp cắn ngược do răng khi nhóm răng cửa hàm dưới chìa ra bên ngoài quá nhiều, bao lấy hàm trên. Bạn cần sớm nhận biết tình trạng này để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng tới xương hàm.
  • Khớp cắn ngược do xương: Đây là tình trạng xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới quá phát triển hoặc do cả hai nguyên nhân trên. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xuất phát do xương gây dị tật khe hở vòm miệng… Điều này khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Khớp cắn ngược là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường
Khớp cắn ngược là tình trạng răng dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường

Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng như thế nào? 

Với những người gặp tình trạng khớp cắn ngược có thể dễ dàng quan sát ngay khi nhìn tổng thể khuôn mặt đã có sự sai lệch. Ngoài ra, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn do sự chênh lệch giữa hai hàm. Dưới đây là chi tiết những ảnh hưởng của tình trạng khớp cắn ngược gây nên:

  • Mất tự tin khi giao tiếp: Tình trạng khớp cắn ngược không những làm phá vỡ cấu trúc hàm mà còn làm nụ cười mất đi sự duyên dáng, tự nhiên. Việc này sẽ khiến nhiều người bị tự ti, ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng tới công việc hằng ngày, nhất là với những ai thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng.
  • Khó phát âm, nói ngọng: Việc phát âm của bạn cũng gặp không ít khó khăn khi bị khớp cắn ngược. Bạn có thể sẽ bị nói ngọng, không rõ chữ, ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ và nhất là việc giao tiếp hằng ngày.
  • Giảm khả năng nhai: Khả năng ăn nhai của người bị khớp cắn ngược sẽ không được như bình thường do 2 hàm sẽ có độ chênh lệch nhau, gây chán ăn cho người bệnh.
  • Đau răng và khớp thái dương hàm: Tình trạng này sẽ khiến áp lực khớp hàm gia tăng, dẫn tới rối loạn và đau mỏi khớp thái dương hàm, nguy cơ bào mòn, lung lay và gãy rụng răng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng của nhiều người sẽ gặp khó khăn, thức ăn sẽ dễ mắc phải trong kẽ răng khiến vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Sau một thời gian sẽ khiến bạn gặp phải các bệnh lý răng miệng như đau răng, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Tình trạng khớp cắn ngược xảy ra là do đâu? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây:

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền tác động rất lớn tới cấu trúc, sự phát triển xương hàm, thứ tự răng mọc. Trẻ thường sẽ có gen di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà, gặp giống các đặc điểm sai lệch như hàm trên ngắn hơn, móm xương, hàm dưới phát triển nhanh,.… Ngoài ra, một vài các hội chứng có tính chất di truyền khác có thể kể đến như: Hội chứng Rabson-Mendenhall, Treacher Collin, Binder nghiêm trọng, to đầu chi,…

Yếu tố môi trường

Môi trường cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới tình trạng khớp cắn ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng, đường thở của trẻ bị tắc nghẽn do viêm VA hay bệnh đường hô hấp, trẻ thở mũi khó khăn chuyển qua thở miệng nhiều khiến xương hàm trên kém phát triển. Ngoài ra, nếu vị trí lưỡi của trẻ đặt không đúng, tật đẩy lưỡi ra phía trước cũng là những yếu tố khiến xương hàm dưới phát triển hơn xương hàm trên.

Do chấn thương

Nếu trước đó đã gặp tình trạng chấn thương xương hàm nhưng không được chữa trị, phẫu thuật kịp thời lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng khớp cắn ngược.

Nếu chấn thương k được khắc phục sẽ có thể dẫn tới khớp cắn ngược
Nếu chấn thương k được khắc phục sẽ có thể dẫn tới khớp cắn ngược

Cách điều trị cắn ngược cho người bệnh

Khớp cắn ngược gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống rằng hằng. Chính vì vậy cách điều trị cắn ngược là gì cũng là vấn đề được ngược bệnh vô cùng quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng cắn ngược xảy ra, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khác nhau. Dưới đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến.

Nhổ răng 

Nhổ răng là một phương pháp thường được áp dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Răng được nhổ đúng thời điểm sẽ giúp cho các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ thẳng hàng và đúng cấu trúc. Đối với người lớn, việc nhổ răng sẽ không phải là một lựa chọn phù hợp, sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng toàn hàm.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp có thể áp dụng cho tình trạng khớp cắn ngược ở nhiều mức độ khác nhau. Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn. Răng sẽ bị lực tác động từ các khi cụ này siết chặt, nắn chỉnh mà không gây ảnh hưởng tới men và mô răng. Sau một thời gian nhất định, răng sẽ trở lại đúng vị trí, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Thời gian niềng răng sẽ giao động trong khoảng từ 18 tháng cho đến khoảng 3 năm tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.

Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn
Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn

Phẫu thuật

Nếu tình trạng khớp cắn ngược là do xương, xảy ra ở người lớn tuổi hay tình trạng đang mở mức độ nặng thì việc phẫu thuật là không thể tránh khỏi. Việc phẫu thuật sẽ giúp xương hàm trên và dưới đều nhau, tổng thể sẽ trở nên hài hòa hơn, làm thay đổi hình dạng và thẩm mỹ của khuôn mặt. Thời gian phẫu thuật dành cho mỗi ca sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể dao động từ 10 – 12 tuần.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng khớp cắn ngược. Hơn hết, bạn cần khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày cũng như cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết Khớp Cắn Ngược Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/khop-can-nguoc/feed 0
Răng Hô Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho#respond Mon, 05 Feb 2024 10:00:16 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17453 Răng hô là tình trạng răng không hề hiếm gặp khiến nhiều người trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp, nụ cười không được duyên dáng. Không những vậy, tình trạng này còn gây nên những ảnh hưởng khác như giảm chức năng ăn nhai, phát âm không đúng,… Vậy nguyên nhân gây ra […]

Bài viết Răng Hô Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng hô là tình trạng răng không hề hiếm gặp khiến nhiều người trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp, nụ cười không được duyên dáng. Không những vậy, tình trạng này còn gây nên những ảnh hưởng khác như giảm chức năng ăn nhai, phát âm không đúng,… Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo trong bài viết bên dưới đây.

Răng hô là gì? Phân loại răng hô

Răng hô là tình trạng răng bị nhô ra ngoài quá nhiều so với tỷ lệ thông thường. Tình trạng này xảy ra khi răng hoặc xương phát triển quá mạnh, gây mất cân đối giữa 2 hàm. Với răng hô, bạn có thể khắc phục bằng cách phẫu thuật hàm hoặc kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật.

Răng hô là tình trạng răng bị nhô ra ngoài quá nhiều so với tỷ lệ thông thường
Răng hô là tình trạng răng bị nhô ra ngoài quá nhiều so với tỷ lệ thông thường

Phân loại răng hô

Răng hô được phân thành 3 loại chính:

  • Hô do bản thân xương hàm: Phần xương hàm trên phát triển quá mức đồng nghĩa với việc hàm trên sẽ hô ra nhiều hơn so với hàm dưới.
  • Hô do cả răng lẫn xương hàm: Đây là trường hợp nặng, phần răng sẽ mọc lệch hẳn ra bên ngoài và phần hàm trên phát triển quá mức. Hậu quả là tình trạng hàm trên vừa mọc lệch lại vừa nhô ra rất nhiều so với hàm dưới.
  • Hô do răng: Tình trạng này xuất phát khi răng hàm trên mọc chìa ra phía trước quá nhiều. Nếu mọc chuẩn, răng sẽ mọc theo hướng thẳng đứng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh răng hô

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng hô có thể kể tới như:

  • Di truyền: Nếu bố mẹ gặp tình trạng răng hô thì phần trăm cao đời con cái cũng sẽ gặp phải tương tự.
  • Không có sự tương thích giữa tỷ lệ răng với xương hàm: Răng có kích thước quá lớn và hàm thiếu chỗ, dẫn tới tình trạng răng mọc lệch và nhô hẳn ra bên ngoài.
  • Bệnh lý về xương hàm: Xương hàm phát triển quá mức gây tình trạng hô ra ngoài, cần can thiệp sâu mới có thể khắc phục được.
  • Các thói quen xấu: Nếu có thói quen mút tay, ngậm ti giả không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng hô khi thay răng ở trẻ nhỏ.

Tác hại của hàm răng hô vẩu

Không những mất thẩm mỹ, răng hô vẩu còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe do răng hô gây ra có thể kể đến như:

  • Mất thẩm mỹ: Khi cười hay không cười thì tình trạng răng hô đều rất dễ để nhận biết, khiến nụ cười không được duyên dáng và bạn sẽ ngại ngùng hơn với những chiếc răng chìa ra ngoài. Tình trạng nặng có thể khiến bạn không thể khép miệng lại ngay cả khi ở trạng thái nghỉ.
  • Suy giảm khả năng ăn nhai: Việc ăn nhai sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ nếu răng hàm trên mọc không đúng vị trí, gây lệch khớp cắn giữa 2 hàm. Lúc này, việc cắn, xé thức ăn có thể bị đau và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dẫn tới chứng ăn không ngon, biếng ăn ở cả trẻ em và người lớn.
  • Tăng nguy cơ chấn thương răng: Khi răng chìa ra ngoài quá nhiều sẽ dễ gặp chấn thương nếu gặp lực tác động mạnh từ bên ngoài. Thậm chí, sai khớp cắn cũng gây ra khả năng cắn vào lưỡi hoặc bên trong má, ảnh hưởng tới các mô mềm trong khoang miệng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Răng bị hô sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn có thể dễ mắc vào kẽ răng và rất khó để làm sạch bằng bàn chải thông thường. Các mảng bám thừa sẽ tạo thành vôi răng và khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công răng gây viêm nướu, lợi, nha chu, hôi miệng,…
  • Trở ngại về phát âm: Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về giọng nói, khó phát âm hay nói ngọng, khiến việc giao tiếp hằng ngày trở nên khó khăn, nhất là đối với những người làm ngành dịch vụ.
Việc ăn nhai sẽ ảnh hưởng nếu răng hàm trên mọc không đúng vị trí
Việc ăn nhai sẽ ảnh hưởng nếu răng hàm trên mọc không đúng vị trí

Giải pháp cho răng bị hô?

Để biết được tình trạng răng của mình phù hợp với phương pháp nào. Bạn nên đến các phòng khám uy tín để được kiểm tra và tư vấn. Các bác sĩ quyết định dựa trên kết quả thăm khám để xác định mức độ hô của từng khách hàng. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị răng hô phổ biến nhất.

Niềng răng

Một trong những phương án phổ biến nhất để khắc phục tình trạng răng hô không thể không kể tới niềng răng. Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung và mắc cài để định hình lại dáng răng. Trong khoảng thời gian điều trị, bác sĩ sẽ dần điều chỉnh lực siết của dây cung và mắc cài để đưa răng về vị trí chuẩn. Thời gian niềng trung bình thường giao động trong khoảng 18 – 24 tháng. Thời gian này có thể rút ngắn hoặc tăng cao tùy thuộc vào tình trạng răng và cách chăm sóc của khách hàng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng là một giải pháp cho tình trạng răng hô vô cùng hiệu quả, có thể thấy được ngay kết quả mà không cần chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng hô, vẩu nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Bọc răng sứ thường chỉ được chỉ định điều trị cho những trường hợp hô nhẹ. Hơn hết, bạn vẫn nên đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp. Thời gian bọc răng sứ cũng rất nhanh chóng, khách hàng chỉ mất khoảng 5 – 7 ngày để xử lý xong tình trạng răng hô, thậm chí là sớm hơn.

Bọc răng sứ cũng là một giải pháp cho tình trạng răng hô vô cùng hiệu quả
Bọc răng sứ cũng là một giải pháp cho tình trạng răng hô vô cùng hiệu quả

Phẫu thuật chỉnh hàm

Nếu tình trạng răng hô xuất phát từ xương hàm, 2 phương pháp trên sẽ không đem lại hiệu quả cao. Khách hàng sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm, loại bỏ phần xương hàm bị phát triển bất thường ở hàm trên. Phương pháp này sẽ cần sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại cùng bác sĩ có chuyên môn, trình độ cao để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng răng hô. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn.

Bài viết Răng Hô Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho/feed 0
Răng Mọc Lệch, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Cải Thiện https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-moc-lech https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-moc-lech#respond Sat, 03 Feb 2024 04:18:59 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17437 Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Răng mọc lệch lạc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh và sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng […]

Bài viết Răng Mọc Lệch, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Cải Thiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Răng mọc lệch lạc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh và sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Răng mọc lệch là tình trạng  gì?

Răng mọc lệch hay còn gọi là sai khớp cắn là tình trạng răng mọc lộn xộn, không thẳng hàng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như kích thước của hàm so với kích thước của răng, cũng như tác động từ các yếu tố bên ngoài như sâu răng, viêm nướu hay chấn thương trước đó,… Tình trạng này sẽ làm mất đi nụ cười tự tin và quan trọng là khả năng ăn nhai của bệnh.

Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc lộn xộn
Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc lộn xộn

Một số trường hợp răng mọc lệch thường gặp

Tất cả các răng trong hàm đều có nguy cơ mọc lệch và đặc biệt là răng số 8. Ngoài ra, các trường hợp răng mọc lệch dễ bắt gặp khác như răng cửa, răng số 7,…

Răng cửa mọc lệch vào trong

Đây là tình trạng các răng cửa mọc lệch so với cung răng gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt. Một vài kiểu răng cửa mọc lệch thường gặp có thể kể tới như:

  • Răng cửa mọc lệch nghiêng: Cách răng cửa có xu hướng không mọc thẳng hàng, mọc nghiêng hoặc ngược nhau so với răng hàm còn lại.
  • Răng mọc hình chữ V: Răng của có xu hướng mọc lệch, tiếp xúc nhau và tạo thành góc nhọn hình chữ V.
  • Răng cửa mọc lộn xộn: Bạn có thể dễ dàng quan sát phần răng cửa mọc lệch vào trong hay ra  ngoài, không đồng đều giữa cả hàm.

Răng khôn mọc lệch gần, lệch xa và lệch má

Răng khôn mọc lệch bắt gặp ở hầu hết các đối tượng. Răng số 8 mọc lệch thường được chỉ định nhổ răng để tránh gây nguy hiểm cho các răng còn lại.

  • Răng mọc lệch gần: Khe giữa răng số 8 và răng số 7 dễ bị mắc thức ăn và khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng.
  • Răng mọc lệch xa: Răng số 8 mọc ngược lại so với răng số 7, có thể gây ra hiện tượng ê buốt răng khi chân răng số 8 chạm vào răng số 7. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến việc mất 2 răng vĩnh viễn trên hàm do tổn thương và mòn.
  • Răng mọc lệch má: Đầu răng số 8 hướng ra má, có thể gây ra tổn thương nướu và nhiệt miệng khi ăn nhai. Việc này không chỉ gây ra đau đớn và không thoải mái mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt.

Một số kiểu mọc lệch của răng số 8:

  • Răng mọc lệch gần: Khe giữa răng số 8 và răng số 7 dễ bị mắc thức ăn và khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng.
  • Răng mọc lệch xa: Răng số 8 mọc ngược lại so với răng số 7, có thể gây ra hiện tượng ê buốt răng khi chân răng số 8 chạm vào răng số 7. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến việc mất 2 răng vĩnh viễn trên hàm do tổn thương và mòn.
  • Răng mọc lệch má: Đầu răng số 8 hướng ra má gây ra đau nhức và có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ của khuôn mặt.
Răng khôn mọc lệch bắt gặp ở hầu hết các đối tượng nào
Răng khôn mọc lệch bắt gặp ở hầu hết các đối tượng nào

Răng số 7 mọc lệch vào trong hoặc lùi ra ngoài

Ngoài răng số 8, tỷ lệ mọc lệch của răng số 7 cũng rất cao. Một vài kiểu mọc lệch có thể kể đến như mọc ngang góc 90 độ, mọc lệch nghiêng góc nhỏ hơn 45 độ, mọc lùi vào trong, lùi ra ngoài so với răng số 6.

Răng hàm trên mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài

Các răng trong hàm không mọc đúng vị trí, lệch theo nhiều hướng khác nhau. Một vài chiếc răng lệch hẳn ra ngoài khiến việc ăn uống hằng ngày của khách hàng gặp không ít khó khăn. Tình trạng này có thể khiến răng bị đẩy về phía trước gây hô, 2 bên má hóp lại và làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt.

Răng hàm dưới có xu hướng mọc lệch nhiều hơn

Răng hàm dưới sẽ tương tự như hàm trên, có xu hướng mọc lệch, lộn xộn không kiểm soát. Tình trạng này có thể dẫn tới khớp cắn ngược, răng bị móm.

Cũng tương tự như răng hàm trên thì răng hàm dưới dễ mọc lệch, lộn xộn với nhau. Răng hàm dưới mọc lệch thường gây nên hiện tượng răng cắn ngược, hay còn gọi là móm. Khi răng hàm dưới mọc lệch rất khó để ăn nhai chắc chắn. Bên cạnh đó còn khiến nhiều người e ngại, tự ti khi giao tiếp, gặp ảnh hưởng tới tâm lý.

Nguyên nhân khiến răng mọc lệch

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch, bao gồm:

  • Răng quá nhỏ hoặc quá lớn so với cung hàm: Khi răng vĩnh viễn mọc quá nhỏ hoặc quá lớn so với kích thước của cung hàm, có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy.
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi, bú bình hoặc thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và vị trí của răng, gây ra tình trạng răng mọc lệch.
  • Chấn thương: Các chấn thương, đặc biệt là trong quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng đến xương hàm và răng, gây ra tình trạng răng mọc lệch.
  • Mất răng sữa sớm: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng sự phát triển và vị trí của răng vĩnh viễn. Nếu mất răng sữa quá sớm, có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, kẹt hoặc xoay.

Ảnh hưởng của răng bị mọc lệch

Tình trạng răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, cụ thể như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt: Răng lệch lạc, mọc không đều có thể làm giảm sự cân xứng của hàm răng, gây mất thẩm mỹ khuôn miệng và khiến bạn cảm thấy e ngại khi giao tiếp. Trường hợp răng lệch do sai khớp cắn sẽ khó có thể khép miệng bình thường, gây thấy thiếu tự tin khi cười nói.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng mọc lệch gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, làm cho hoạt động ăn nhai trở nên không thuận lợi và gây đau khớp thái dương, nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến suy giảm khả năng ăn nhai và tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
  • Các bệnh lý răng miệng: Răng mọc lệch làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho sự tích tụ của thức ăn và mảng bám, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác liên quan đến răng miệng.
  • Phát âm sai: Răng, môi và lưỡi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát âm. Răng mọc chen chúc, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, gây ra các vấn đề như nói ngọng, nói đớt, và làm giảm tự tin khi giao tiếp.
Răng bị mọc lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt
Răng bị mọc lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt

Giải pháp nào cho răng mọc lệch?

Trong nha khoa hiện nay đang có rất nhiều phương pháp nhằm khắc phục tình trạng răng mọc lệch, điển hình nhất là niềng răng thẩm mỹ và bọc răng sứ.

Niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng thẩm mỹ là một phương pháp phổ biến để điều chỉnh vị trí răng tự nhiên và cải thiện thẩm mỹ của hàm răng. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này, khách hàng cần kiên nhẫn bởi việc di chuyển răng sẽ cần thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn. Thời gian trung bình cần cho quá trình niềng răng thẩm mỹ có thể kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm, tùy thuộc vào độ phức tạp của trường hợp cụ thể.

Mặc dù niềng răng thẩm mỹ không xâm lấn, không gây hại nhiều đến mô và xương hàm, nhưng việc lựa chọn phương pháp này cần được sự tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp răng cửa mọc lệch, bác sĩ sẽ đánh giá trực tiếp để lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp, có thể kết hợp với việc nhổ bớt răng hoặc mài răng nếu cần thiết. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng cửa quá to, quá dài hoặc quá thô, niềng răng thẩm mỹ có thể không mang lại hiệu quả mong muốn.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng là một phương án hiệu quả dành cho các trường hợp răng cửa mọc lệch ra ngoài, răng cửa mọc lệch vào trong, răng cửa thô, quá to hoặc quá dài,… không thể niềng răng hoặc bạn muốn thấy luôn kết quả thì bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu hơn cả.

Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị
Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị

Bọc răng sứ sẽ giúp khách hàng rút ngắn được thời gian điều trị và không yêu cầu phải nhổ răng. Tuy nhiên khi thực hiện, bác sĩ sẽ cần mài phần răng bên ngoài, chỉ giữ lại cùi răng. Vậy nên nếu không được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ có thể gây ảnh hưởng tới răng thật và tổn thương tủy răng, giảm tuổi thọ.

Trên đây là nguyên nhân, các trường hợp răng mọc lệch và cách để khắc phục. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về tình trạng răng mọc lệch. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với trung tâm để được giải đáp cụ thể hơn.

Bài viết Răng Mọc Lệch, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Cải Thiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-moc-lech/feed 0
Răng Khấp Khểnh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khap-khenh https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khap-khenh#respond Fri, 02 Feb 2024 10:27:30 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17425 Răng khấp khểnh, mọc chen chúc nhau sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, gây ra tình trạng sai lệch khớp hàm, suy giảm chức năng ăn nhai. Ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng khấp khểnh cho khách hàng có thể lựa […]

Bài viết Răng Khấp Khểnh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng khấp khểnh, mọc chen chúc nhau sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, gây ra tình trạng sai lệch khớp hàm, suy giảm chức năng ăn nhai. Ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng khấp khểnh cho khách hàng có thể lựa chọn. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ được các thông tin chi tiết!

Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên, sai hướng hoặc lệch vị trí so với khớp cắn bình thường. Bạn cũng có thể dễ dàng quan sát tình trạng này khi các răng sẽ mọc chồng chéo, chen chúc với nhau trên cung hàm, khiến khớp cắn bị lệch, thay đổi cấu trúc gương mặt.

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên, sai hướng
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên, sai hướng

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng khấp khểnh

Tình trạng răng khấp khểnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Di truyền: Tình trạng răng khấp khểnh có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, nếu bố mẹ gặp tình trạng này, con cái sẽ có khả năng cao gặp răng khấp khểnh.
  • Thói quen xấu: Nếu còn giữ các thói quen xấu như mút tay, thở bằng miệng và đẩy lưỡi khi răng đang mọc sẽ khiến cung răng lệch lạc, khớp cắn hở về sau.
  • Chấn thương: Nếu trước đó bạn đã từng gặp các chấn thương ở vùng hàm mặt, viêm nướu, nhiễm trùng, đây là những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng và khớp cắn, khiến răng mọc lệch vị trí trên cung hàm.
  • Mất răng sớm: Nếu mất răng quá sớm, các răng mọc phía sau sẽ khó cố định trên cung hàm, khi mọc lên sẽ có khuynh hướng chen chúc, mọc lệch lạc. Ngoài ra, việc nhổ răng sữa quá sớm so với độ tuổi quy định cũng dễ làm tiêu xương hàm, các răng vĩnh viễn mọc lên không thể định hình được vị trí từ đó khiến răng mọc lệch.

Răng khấp khểnh có nguy hiểm không?

Răng khấp khểnh có thể mang lại những hậu quả không mong muốn nếu không được điều trị kịp thời. Các vấn đề tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Việc có một hàm răng không đồng đều, đặc biệt là răng cửa khấp khểnh, có thể khiến bạn mất tự tin khi cười hoặc giao tiếp.
  • Phát âm không chuẩn xác: Răng khấp khểnh có thể ảnh hưởng đến phát âm, lạc giọng, nói không chuẩn và thường bị coi là nói ngọng.
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Răng lệch lạc có thể làm cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
  • Chức năng ăn nhai: Răng khấp khểnh có thể làm giảm hiệu suất của chức năng nhai, gây ra vấn đề về tiêu hóa thức ăn do chưa được nghiền nát đã đi tới phần dạ dày.
  • Lệch khớp thái dương hàm: Sự không đồng đều trong cấu trúc răng có thể dẫn đến lệch khớp thái dương hàm, gây ra các biến chứng như đau đầu, đau cổ, vai gáy.
Răng khấp khểnh có thể làm giảm hiệu suất của chức năng nhai
Răng khấp khểnh có thể làm giảm hiệu suất của chức năng nhai

Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống, việc đến các trung tâm nha khoa để nhờ tới sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên môn là rất quan trọng và cần thiết.

Điều trị tình trạng răng khấp khểnh mất bao lâu?

Thời gian điều trị cho tình trạng răng khấp khểnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của răng cũng như độ chính xác của việc chẩn đoán ban đầu và kế hoạch điều trị. Đối với phương pháp niềng răng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng đến khoảng 2 năm, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp. Trong khi đó, thời gian điều trị bằng phương pháp phục hình sứ thẩm mỹ thường ngắn hơn.

Tuy nhiên, thời gian điều trị chỉ là một trong những yếu tố cần xem xét khi quyết định phương pháp điều trị. Hiệu quả và sức khỏe lâu dài của hàm răng mới là hai yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng cần được cân nhắc.Vì vậy, hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín và có bác sĩ giàu kinh nghiệm để đạt được kết quả như mong muốn.

Các phương pháp chữa răng khấp khểnh

Hiện có 3 phương pháp chữa răng khấp khểnh được sử dụng nhiều nhất. Tùy theo tình trạng và mức độ khấp khểnh của răng mà bác sĩ chọn lựa phương pháp nào cho phù hợp.

Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh

Phương pháp bọc răng sứ được áp dụng để cải thiện thẩm mỹ cho các trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ. Quá trình này bao gồm việc mài nhẹ răng và đắp lớp sứ bên ngoài, giúp răng trở nên thẳng hàng và phù hợp với các răng khác trên cung hàm.

Trong trường hợp răng cần được mài nhiều và có nguy cơ chạm đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy trước. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho tủy, tránh tình trạng đau đớn và viêm nhiễm sau khi bọc sứ.

Ưu điểm: 

  • Mão sứ được chế tác theo đúng khuôn răng của khách hàng, răng thường có màu trùng khớp với màu sắc thật để đảm bảo độ tự nhiên và thẩm mỹ nhất.
  • Thời gian bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng, chỉ sau từ 2 – 4 ngày.
  • Răng sứ có thể sử dụng trong thời gian dài nếu biết cách chăm sóc răng miệng.

Nhược điểm: 

  • Bọc răng sứ sẽ yêu cầu phải mài răng thật sau đó lắp mão răng sứ lên trên, vậy nên rất có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc răng thật.
  • Phương pháp này sẽ không phù hợp đối với trường hợp người bệnh gặp tình trạng răng khấp khểnh ở mức độ nặng.
  • Phần mão răng sứ có thể bị tụt và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng.
Bọc răng sứ được áp dụng để cải thiện thẩm mỹ cho các trường hợp răng khấp khểnh
Bọc răng sứ được áp dụng để cải thiện thẩm mỹ cho các trường hợp răng khấp khểnh

Niềng răng cho răng khấp khểnh

Phương pháp niềng răng thường được sử dụng cho các trường hợp răng bị khấp khểnh ở mức độ nặng, gây ra lệch khớp cắn. Phương pháp này sẽ sử dụng các khí cụ niềng răng, dần di chuyển răng về vị trí đúng theo phác đồ điều trị. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể quyết định nhổ bớt răng để đạt được kết quả tốt nhất.

Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau được áp dụng, bao gồm niềng mắc cài sắt, niềng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các nhu cầu và mong muốn khác nhau của bệnh nhân.

Ưu điểm:

  • Không ảnh hưởng tới cấu trúc răng thật, không cần can thiệp phẫu thuật nên ít để lại biến chứng.
  • Răng sau khi niềng sẽ về đúng khớp cắn, đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
  • Phù hợp với nhiều mức độ răng mọc lệch từ nhẹ cho tới nặng.

Nhược điểm:

  • Mất thời gian niềng khoảng từ 12 – 24 tháng mới có thể thấy được kết quả.
  • Trong quá trình niềng, việc ăn uống, vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn.

Phẫu thuật chỉnh hình răng

Trong các trường hợp răng khấp khểnh do cấu trúc xương hàm gồ ghề hoặc quá dày, không thể áp dụng hai phương pháp trên. Lúc này, phẫu thuật chỉnh hình răng là lựa chọn phù hợp. Quá trình này bao gồm việc bác sĩ tiến hành cắt nướu, mài ổ xương và các thao tác khác để điều chỉnh cấu trúc xương. Hỗ trợ răng về đúng vị trí, thẳng đều với các răng khác trong cung hàm.

Ưu điểm:

  • Có thể khắc phục hiệu quả khi răng lệch lạc ở mức độ nặng.
  • Kết quả của cuộc phẫu thuật có thể duy trì vĩnh viễn.

Nhược điểm:

  • Là phương pháp phẫu thuật nên thời gian vết thương lành khá lâu.
  • Chi phí thực hiện cho mỗi ca tương đối cao, đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc răng khấp khểnh

Tình trạng răng khấp khểnh sẽ khó vệ sinh hơn so với hàm thông thường. Dưới đây là những yếu tố  quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và có chất lượng để đảm bảo việc thăm khám được chính xác, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Hãy thay bàn chải định kỳ sau mỗi 3 tháng để tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa tại các kẽ răng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin C và magiê để giúp tăng sức đề khách cho cơ thể và đặc biệt là răng sẽ chắc khỏe hơn .
  • Tránh sử dụng răng để cắn xé thực phẩm quá dai, cứng, hay mở nắp chai, xé bao bì thực phẩm.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây bám và kích thích tiết dịch làm hại răng điển hình như đồ ngọt và nước uống có màu như cà phê, rượu vang.
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi đang trong quá trình điều trị để xử lý kịp thời các vấn đề có thể phát sinh.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách

Trên đây là tổng quan về tình trạng răng khấp khểnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết Răng Khấp Khểnh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-khap-khenh/feed 0
Răng Hở Kẽ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho-ke https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho-ke#respond Fri, 02 Feb 2024 09:54:33 +0000 https://drthainguyen.com/?post_type=knowledge&p=17410 Răng hở kẽ là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ tới toàn khuôn mặt của bạn. Vậy răng hở kẽ có thể khắc phục bằng những […]

Bài viết Răng Hở Kẽ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>

Răng hở kẽ là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ tới toàn khuôn mặt của bạn. Vậy răng hở kẽ có thể khắc phục bằng những phương án nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Răng hở kẽ là gì?

Răng hở kẽ là tình trạng giữa các răng có khoảng trống lớn, tạo thành các kẽ hở và bạn có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Đây là một khuyết điểm ở răng mà rất nhiều người gặp phải, thường xuất hiện ở vị trí răng cửa. 

Một nụ cười tự tin sẽ cần các răng đồng đều, khít với nhau và không tạo ra các khoảng trống không cần thiết. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, việc ăn nhai của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, răng dễ bị xô lệch, khớp cắn không chuẩn ảnh hưởng đến sự hài hoà cân đối của khuôn mặt. Đặc biệt là khi răng có các khoảng hở sẽ khiến thức ăn mắc vào kẽ, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý khác về răng miệng.

Răng hở kẽ là tình trạng giữa các răng có khoảng trống lớn, tạo thành các kẽ hở
Răng hở kẽ là tình trạng giữa các răng có khoảng trống lớn, tạo thành các kẽ hở

Ngoài ra, tình trạng răng hở kẽ cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm, khiến bạn nói ngọng. Vậy nên khi gặp phải tình trạng này, khách hàng luôn tìm đến nha khoa để có các biện pháp khắc phục phù hợp, chấm dứt nỗi lo trên.

Nguyên nhân khiến răng bị hở kẽ

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị hở kẽ điển hình như là:

Răng mọc ngầm, thiếu răng

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng hở kẽ là khi răng mọc ngầm hay hàm bị thiếu răng. Hàm của người bình thường sẽ bao gồm 28 – 32 chiếc, nếu ít hay nhiều hơn đều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến hàm mất cân đối. Lúc này, răng có thể sẽ bị xô lệch, bị thưa và tạo nên các kẽ hở mất thẩm mỹ. Khi mất răng cũng sẽ gặp trường hợp tương tự, các răng còn lại trong hàm thường sẽ có xu hướng đổ dồn về vị trí răng bị mất.

Chênh lệch kích thước răng và xương hàm

Tình trạng này thường xảy ra do yếu tố bẩm sinh, rất khó có thể kiểm soát được. Khi kích thước hình thái răng quá bé so với tỉ lệ kích thước xương hàm nên dù mọc đủ răng cũng sẽ xuất hiện tình trạng trên. Khi rơi vào trường hợp này, mức độ thưa của răng thường sẽ khá lớn và xuất hiện ở nhiều răng trong cung hàm, không riêng gì răng cửa.

Các thói quen xấu làm thưa răng

Trong quá trình ăn uống hằng ngày, bạn thường sử dụng tăm tre để thực hiện việc xỉa răng, lâu dần sẽ khiến răng dịch chuyển vị trí, thưa nhau hơn. Những tác động khác có thể tới như đánh răng quá mạnh tay, không lấy cao răng định kỳ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều,… cũng là những thói quen xấu gây nên tình trạng hở kẽ, răng thưa.

Không những vậy, nếu bạn không bỏ được các thói quen xấu này còn có thể khiến răng bị mài mòn, chân răng dễ bị tổn thương, tụt nướu khiến chân răng bị lộ.Hơn hết, người bệnh cần khắc phục tình trạng ngày trong thời gian sớm nhất để tránh gặp phải các bệnh lý về răng miệng.

Việc xỉa răng bằng tăm tre khiến răng bị thưa dần
Việc xỉa răng bằng tăm tre khiến răng bị thưa dần

Răng bị hở kẽ gây ra những ảnh hưởng gì?

Răng hở kẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại, dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.

Răng hở kẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Ảnh hưởng đầu tiên không thể không kể tới là tính thẩm mỹ khuôn mặt. Khi các răng có vị trí quá xa nhau sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài hòa tổng thể. Vậy nên, tình trạng răng hở kẽ này cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất, tránh gây cản trở giao tiếp cũng như tự ti khi cười nói.

Kết quả học tập, công việc

Cấu trúc của một hàm răng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm. Chính vì vậy khi gặp tình trạng răng hở kẽ hay các khuyết điểm khác trên răng, việc phát âm, giao tiếp hằng ngày cũng gặp trở ngại không hề nhỏ tới công việc và học tập hằng ngày. Đặc biệt, với những ai đang trong quá trình học ngoại ngữ và giao tiếp bằng ngoại ngữ, răng thưa sẽ khiến bạn dễ bị phát âm sai và yếu, không chuẩn xác.

Nếu kéo dài không điều trị sớm tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Và kết quả công việc của những người có tính chất phải giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Cấu trúc xương hàm

Kẽ hở răng sẽ làm thay đổi cấu trúc xương hàm nhưng có nhiều khách hàng lại không chú ý tới. Đa phần, các trường hợp răng bị thưa, hở kẽ, mọc lệch lạc đều khiến các răng bị dịch chuyển. Chính vì vậy, khớp cắn sẽ dần sai vị trí, ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm, nghiêm trọng hơn nữa là làm biến dạng khung xương, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt, mất tính hài hòa.

Các bệnh lý răng miệng thường gặp khác

Răng hở kẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng thường gặp. Các khe hở của răng sau khi ăn uống sẽ rất dễ mắc lại thức ăn, đây là điều kiện thuận lợi để các mảng bám, vụn thức ăn bám vào. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lâu dần sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và tấn công trực tiếp vào răng. Lúc này, bạn có thể gặp phải tình trạng sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng,…

Không những vậy, tình trạng này còn khiến việc ăn uống, nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, lực ăn giảm sút. Nếu kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa về sau.

Răng hở kẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng
Răng hở kẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng

Hiện tượng mất thêm răng

Theo các thống kê cho thấy, những người răng bị hở kẽ sẽ có nguy cơ mất răng rất cao bởi liên kết giữa các răng sẽ yếu hơn bình thường. Khi ăn những thực phẩm quá dai, quá cứng sẽ khiến răng dễ bị lung lay và trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, răng sẽ dần yếu khi khi gặp các bệnh lý răng miệng và dẫn đến hiện tượng mất răng nguy hại.

Các giải pháp điều trị răng hở kẽ hiệu quả tại nha khoa

Để tránh không gặp các biến chứng được liệt kê bên trên. Hơn hết, người bệnh nên thăm khám nha sĩ để được kiểm tra và điều trị răng thưa với phương pháp phù hợp nhất. Dưới đây là những giải pháp hiệu quả, đem lại tác động tích cực cho khách hàng

Trám răng hở kẽ

Phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những trường hợp răng thưa nhỏ dưới 2mm. Nếu kẽ hở quá lớn khi trám răng sẽ không được bền, có thể bong tróc dễ dàng trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Phương pháp này đem lại hiệu quả tốt cho khách hàng với mức chi phí vô cùng phải chăng, không tốn quá nhiều thời gian điều trị.

Khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite để trám những vị trí răng hở kẽ giúp răng sát khít lại với nhau. Composite thường có màu sắc trùng khớp với răng thật nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, độ bền cũng tương đối tốt so với các vật liệu trám khác.

Bọc răng sứ cho răng thưa

Đối với trường hợp kẽ hở giữa các răng quá to, việc sử dụng phương pháp bọc răng sứ sẽ đem lại hiệu quả cao, tối ưu nhất. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài mòn lớp men răng bên ngoài răng cần phục hình, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên. Răng sứ sẽ có hình dáng hòa hòa với khuôn mặt, màu sắc và độ trắng sáng tự nhiên, không quá lộ rõ là bạn đang sử dụng răng giả.

Khi sử dụng răng sứ sẽ đảm bảo được răng có độ khít và thẳng hàng nhau, khắc phục triệt để tình trạng răng hở kẽ trong điều kiện là răng không bị sai khớp cắn quá nhiều. Trung bình tuổi thọ của răng sứ sẽ dao động trong khoảng 10 – 20 năm, tùy thuộc loại răng sứ mà bạn lựa chọn cũng như cách chăm sóc răng miệng hằng ngày.

Việc sử dụng phương pháp bọc răng sứ sẽ đem lại hiệu quả cao
Việc sử dụng phương pháp bọc răng sứ sẽ đem lại hiệu quả cao

Niềng răng thưa, hở kẽ

Niềng răng thưa được xem là phương pháp ít xâm lấn nhất và hiệu quả nhất để điều trị vấn đề này. Thông qua việc tác động lực kéo lên răng bằng các khí cụ riêng biệt, quá trình niềng răng giúp dịch chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn, làm cho chúng trở nên cân đối và hài hòa hơn. Đối với những trường hợp mắc phải vấn đề về răng hở kẽ hoặc sai khớp cắn, niềng răng thưa được coi là giải pháp tối ưu giúp khớp cắn đạt hiệu quả cao.

Thời gian điều trị niềng răng thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng để có kết quả tốt nhất đối với răng thưa và hở kẽ. Trong quá trình này, khách hàng cần hết sức kiên trì, thường xuyên tái khám để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này và cần được chú ý đặc biệt.

Bài viết trên đây là những tổng quan về tình trạng răng hở kẽ cũng như các biện pháp khắc phục. Hơn hết, bạn nên đến các nha khoa, cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và sớm điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết Răng Hở Kẽ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr Thái Nguyễn Smile | Bác sĩ Nha Khoa.

]]>
https://drthainguyen.com/tinh-trang/rang-ho-ke/feed 0